Hoạt động chăn nuôi là gì? Tổ chức, cá nhân chăn nuôi từ bao nhiêu con thì phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã?
Hoạt động chăn nuôi là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 giải thích như sau:
Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.
Theo đó, hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.
Hoạt động chăn nuôi là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi từ bao nhiêu con thì phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 54 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về kê khai hoạt động chăn nuôi như sau:
Kê khai hoạt động chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định loại, số lượng vật nuôi phải thực hiện kê khai, thời điểm kê khai và mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi.
Và căn cứ theo Điều 4 Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT quy định về kê khai hoạt động chăn nuôi như sau:
Kê khai hoạt động chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi về loại, số lượng vật nuôi theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Dẫn chiếu đến Phụ lục II Loại vật nuôi và số lượng vật nuôi tối thiểu phải kê khai ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT thì:
PHỤ LỤC II:
LOẠI VẬT NUÔI VÀ SỐ LƯỢNG VẬT NUÔI TỐI THIỂU PHẢI KÊ KHAI
(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2019/TT-BNNPTNT ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Như vậy, tổ chức, cá nhân chăn nuôi thì phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã theo số lượng được quy định như trên.
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo biểu mẫu kê khai trong hoạt động chăn nuôi tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT. Tải về
Ghi chú: Tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi nộp bản kê khai trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử, email, fax.
Theo đó, nhà anh có nuôi lợn thịt từ 05 con trở lên thì phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã.
Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
b) Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
c) Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
d) Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
c) Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra tổ chức, cá nhân chăn nuôi còn có các quyền khác như:
- Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
- Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
- Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định;
- Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
- Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động chăn nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?