Hoạt động của dự án đầu tư có bị chấm dứt khi mà phán quyết của trọng tài được đưa ra hay không?
- Hoạt động của dự án đầu tư có bị chấm dứt khi phán quyết của trọng tài được đưa ra hay không?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khi có phán quyết của trọng tài bao gồm những gì?
- Sau khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khi có phán quyết của trọng tài thì nhà đầu tư phải thực hiện việc thanh lý tài sản như thế nào?
Hoạt động của dự án đầu tư có bị chấm dứt khi phán quyết của trọng tài được đưa ra hay không?
Hoạt động của dự án đầu tư có bị chấm dứt khi phán quyết của trọng tài được đưa ra hay không, căn cứ theo điểm g khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư 2020 quy định:
Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
...
2. Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật Đầu tư 2020 mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
b) Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
c) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
d) Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
đ) Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư;
e) Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự;
g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
Theo đó, hoạt động của dự án đầu tư sẽ bị cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động sau:
- Theo bản án;
- Quyết định của Tòa án;
- Phán quyết của trọng tài.
Như vậy, hoạt động của dự án đầu tư sẽ bị cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt khi có phán quyết của trọng tài.
Hoạt động của dự án đầu tư có bị chấm dứt khi mà phán quyết của trọng tài được đưa ra hay không? (Hình từ Internet)
Thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khi có phán quyết của trọng tài bao gồm những gì?
Điều kiện chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khi phán quyết của trọng tài được đưa ra như thế nào, căn cứ theo Điều 60 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định:
Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài
Căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, phán quyết trọng tài về việc chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hoạt động của dự án đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại Điều 57 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Theo đó viện dẫn đến điểm c khoản 2 Điều 57 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định:
Điều kiện, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
1. Dự án đầu tư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 48 của Luật Đầu tư 2020.
2. Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:
a) Trường hợp tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định, kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
b) Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo các điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư kèm theo bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;
c) Trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư 2020, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư có hiệu lực.
…
Theo đó, trong trường hợp hoạt động của dự án đầu tư bị chấm dứt bởi phán quyết của trọng tài thương mại sẽ thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động như sau:
+ Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư có hiệu lực.
Sau khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khi có phán quyết của trọng tài thì nhà đầu tư phải thực hiện việc thanh lý tài sản như thế nào?
Sau khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khi có phán quyết của trọng tài thì nhà đầu tư phải thực hiện việc thanh lý tài sản như thế nào, căn cứ theo khoản 8 Điều 57 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định:
Điều kiện, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
…
7. Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đồng thời chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế thì dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều này và nhà đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
8. Sau khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản;
b) Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan;
c) Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế.
Như vậy, sau khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động khi có phát quyết của trọng tài thương mại thì nhà đầu tư phải thực hiện việc thanh lý tài sản như sau:
+ Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản;
+ Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan;
+ Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự án đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?
- Chi cục thuế Hà Nội ở đâu? Tổng hợp danh sách số điện thoại, các phòng và các chi cục thuế trên địa bàn Hà Nội chuẩn, chính xác?
- Hạn chót nộp bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2A, 2B là khi nào? Nội dung cần làm rõ trong bản kiểm điểm?
- Đảng viên nào được miễn kiểm điểm cuối năm nay? Trách nhiệm, quyền hạn của Đảng viên được miễn kiểm điểm cuối năm nay?