Hoạt động của tàu đánh cá trên các vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau tàu đánh cá có phải là tàu cá hay không? Hoạt động của tàu đánh cá trên các vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật? Câu hỏi của anh B.P.Q đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tàu đánh cá có được xếp vào nhóm tàu cá theo quy định hay không?

Căn cứ tại Điều 3 Luật Thủy sản 2017 thì:

1. Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.
2. Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.
3. Tái tạo nguồn lợi thủy sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động phục hồi, gia tăng nguồn lợi thủy sản.
4. Đồng quản lý là phương thức quản lý, trong đó Nhà nước chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm với tổ chức cộng đồng tham gia quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
5. Tổ chức cộng đồng tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản (sau đây gọi là tổ chức cộng đồng) là tổ chức do các thành viên tự nguyện tham gia, cùng nhau quản lý, chia sẻ lợi ích, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực địa lý xác định, có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và giao quyền tham gia đồng quản lý.
...
18. Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
19. Hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản là hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển nguồn lợi thủy sản đánh bắt trong vùng nước tự nhiên.
20. Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.

Như vậy, có thể thấy rằng, tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh cá theo quy định của pháp luật.

Hoạt động của tàu đánh cá trên các vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 26/2019/NĐ-CP về quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam thì:

Hoạt động của tàu đánh cá trên các vùng biển Việt Nam được quy định như sau:

- Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng;

- Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ;

- Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi;

Lưu ý: Tàu đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp có thỏa thuận về hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của Ủy ban nhân dân hai tỉnh.

Tàu đánh cá Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở đỉnh cột phía lái; đối với tàu không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính.

Hoạt động của tàu đánh cá trên các vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật?

Hoạt động của tàu đánh cá trên các vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)

Nhà nước hỗ trợ những hoạt động thủy sản nào theo quy định của pháp luật?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Thủy sản 2017 thì trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản sau đây:

- Phát triển khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong lĩnh vực tạo giống thủy sản; sản xuất sản phẩm thủy sản quốc gia, sản phẩm thủy sản chủ lực; sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; công nghệ chế biến phụ phẩm thành thực phẩm hoặc làm nguyên liệu cho ngành kinh tế khác;

- Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề trong hoạt động thủy sản;

- Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Xây dựng trung tâm nghề cá lớn;

- Mua bảo hiểm nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo; bảo hiểm thuyền viên; bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị cho tàu cá khai thác thủy sản trên biển từ vùng khơi trở ra;

- Phát triển hoạt động thủy sản từ vùng khơi trở ra; khôi phục sản xuất khi có sự cố môi trường, thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản, chuyển đổi nghề nhằm giảm cường lực khai thác thủy sản ven bờ;

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Ngoài ra, Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động thủy sản sau đây:

- Nghiên cứu, điều tra, đánh giá, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi hệ sinh thái thủy sinh; lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;

- Xây dựng cảng cá loại I, loại II, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hạng mục hạ tầng thiết yếu của khu bảo tồn biển; hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung;

- Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu cá

Phan Thanh Thảo

Tàu cá
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tàu cá có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu cá
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá bao gồm những hình thức nào? Cơ quan nào có quyền thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá?
Pháp luật
Giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản là gì? Mẫu giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản là mẫu nào?
Pháp luật
Cập nhật không chính xác thông tin về tàu, chủ tàu, mã thiết bị giám sát tàu cá vào phần mềm giám sát tàu cá phạt hành chính thế nào?
Pháp luật
Tàu cá làm nghề câu cá ngừ đại dương có chiều dài 20 mét thì khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình thì phải đáp ứng yêu cầu gì?
Pháp luật
Hệ thống giám sát tàu cá là gì? Tính năng phần mềm hệ thống giám sát tàu cá tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động của tàu đánh cá trên các vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Tàu cá là gì? Cấp của tàu cá được phân biệt bởi các ký hiệu phân cấp như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Đối tượng nào được hỗ trợ chi phí đào tạo thuyền trưởng, thuyền viên vận hành tàu cá vỏ thép? Nội dung hỗ trợ như thế nào?
Pháp luật
Chủ tàu cá có được hưởng chính sách tín dụng gì không khi đóng mới tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên?
Pháp luật
Đối tượng nào hỗ trợ chi phí sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép? Mức hỗ trợ chi phí sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào