Hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương của Đoàn đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
- Hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương của Đoàn đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
- Đoàn giám sát chuyên đề việc thi hành pháp luật ở địa phương do Đoàn đại biểu Quốc hội thành lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương của Đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương của Đoàn đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 52 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương như sau:
Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương
1. Căn cứ vào chương trình giám sát của mình hoặc theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, thực hiện kế hoạch giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội được phân công, Đoàn đại biểu Quốc hội quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề việc thi hành pháp luật ở địa phương.
Nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát do Đoàn đại biểu Quốc hội quyết định.
Nội dung, kế hoạch giám sát được thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát.
Đoàn giám sát do Trưởng đoàn hoặc Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội làm Trưởng đoàn và có ít nhất ba đại biểu Quốc hội là thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia Đoàn giám sát.
...
3. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn đại biểu Quốc hội.
4. Căn cứ vào tính chất, nội dung của vấn đề được giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội xem xét, yêu cầu, kiến nghị của Đoàn giám sát và gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội trong trường hợp giám sát theo yêu cầu của Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội được gửi đến Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo kế hoạch.
Theo đó, căn cứ vào chương trình giám sát của mình hoặc theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thì Đoàn đại biểu Quốc hội quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề việc thi hành pháp luật ở địa phương.
Đoàn đại biểu Quốc hội quyết định nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn đại biểu Quốc hội. Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội trong trường hợp giám sát theo yêu cầu của Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Đoàn đại biểu Quốc hội (Hình từ Internet)
Đoàn giám sát chuyên đề việc thi hành pháp luật ở địa phương do Đoàn đại biểu Quốc hội thành lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 52 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát như sau:
Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương
...
2. Khi tiến hành giám sát, Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát theo quyết định thành lập Đoàn giám sát;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát; giải trình vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm; xem xét, giải quyết vấn đề có liên quan đến việc thi hành chính sách, pháp luật hoặc liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của Nhân dân địa phương;
c) Xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn về những vấn đề mà Đoàn giám sát xét thấy cần thiết;
d) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, khi thực hiện giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương thì Đoàn đại biểu Quốc hội quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề việc thi hành pháp luật ở địa phương. Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 52 nêu trên.
Hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương của Đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 53 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về Đại biểu Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương như sau:
Đại biểu Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương
1. Căn cứ vào chương trình giám sát của mình, đại biểu Quốc hội tiến hành giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương.
Đại biểu Quốc hội quyết định nội dung, kế hoạch giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội.
...
2. Khi tiến hành giám sát, đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát; giải trình vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm; xem xét, giải quyết vấn đề có liên quan đến việc thi hành chính sách, pháp luật hoặc liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của Nhân dân địa phương;
c) Xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà đại biểu Quốc hội xét thấy cần thiết;
...
3. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, đại biểu Quốc hội gửi kết luận về vấn đề được giám sát đến cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; đồng thời gửi đến đến Đoàn đại biểu Quốc hội mà mình là thành viên.
Theo đó, Đại biểu Quốc hội căn cứ vào chương trình giám sát của mình để quyết định nội dung, kế hoạch giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội.
Khi tiền hành hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương thì Đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 53 nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi hành pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?