Kết luận kiểm tra tình hình thi hành pháp luật phải có các nội dung nào? Báo cáo định kỳ hàng năm gồm những nội dung nào?
Kết luận kiểm tra tình hình thi hành pháp luật phải có các nội dung nào?
Kết luận kiểm tra tình hình thi hành pháp luật phải có các nội dung được quy định tại điểm g khoản 3 Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BTP như sau:
Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
…
3. Tổ chức thực hiện kiểm tra
…
e) Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải có văn bản thông báo kết luận kiểm tra gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra.
g) Kết luận kiểm tra phải có các nội dung cơ bản sau đây: nhận xét, đánh giá về những kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế trong thi hành pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; kiến nghị việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với sai phạm (nếu có) của cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thi hành pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì kết luận kiểm tra tình hình thi hành pháp luật phải có các nội dung sau:
- Nhận xét, đánh giá về những kết quả đạt được;
- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế trong thi hành pháp luật;
- Kiến nghị thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
- Kiến nghị việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với sai phạm (nếu có) của cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thi hành pháp luật.
Kết luận kiểm tra tình hình thi hành pháp luật phải có các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật định kỳ hàng năm gồm những nội dung nào?
Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật định kỳ hàng năm gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BTP như sau:
Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các trường hợp sau đây:
1. Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật định kỳ hàng năm.
Nội dung báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo tình hình xử lý kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật.
Nội dung báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo đột xuất, báo cáo theo chuyên đề về tình hình thi hành pháp luật.
Nội dung báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật định kỳ hàng năm gồm những nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Tải về Phụ lục I Báo cáo công tác dõi tình hình thi hành pháp luật.
Tổ chức có thể cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng hình thức nào?
Tổ chức có thể cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng hình thức được quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 04/2021/TT-BTP như sau:
Thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật
1. Thông tin về tình hình thi hành pháp luật bao gồm những thông tin có nội dung quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
2. Trách nhiệm thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật
a) Bộ Tư pháp thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật trên phạm vi cả nước.
b) Bộ, cơ quan ngang bộ thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ.
Cơ quan thuộc Chính phủ thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
c) Ủy ban nhân dân các cấp thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.
3. Thông tin về tình hình thi hành pháp luật được thu thập, tiếp nhận từ các nguồn sau đây:
a) Báo cáo hành chính của cơ quan nhà nước;
b) Kết quả hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật;
c) Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân;
đ) Các nguồn thông tin phù hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân có thể cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các hình thức sau:
a) Gửi văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Trực tiếp tại trụ sở tiếp công dân;
c) Qua Cổng/Trang Thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
đ) Qua số điện thoại của cơ quan nhà nước, đường dây nóng;
đ) Qua hòm thư điện tử;
e) Các hình thức cung cấp thông tin phù hợp khác.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức có thể cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng hình thức sau:
- Gửi văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trực tiếp tại trụ sở tiếp công dân;
- Qua Cổng/Trang Thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
- Qua số điện thoại của cơ quan nhà nước, đường dây nóng;
- Qua hòm thư điện tử;
- Các hình thức cung cấp thông tin phù hợp khác.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi hành pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của chi bộ ở trường học mới nhất? Hướng dẫn cách viết báo cáo tổng kết?
- Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?