Hoạt động kiểm tra định kỳ việc quản lý và sử dụng con dấu được thực hiện bao nhiêu lần trong một năm?
Hoạt động kiểm tra định kỳ việc quản lý và sử dụng con dấu được thực hiện bao nhiêu lần trong một năm?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định về kiểm tra định kỳ việc quản lý và sử dụng con dấu như sau:
Kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu
1. Hình thức kiểm tra
a) Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra định kỳ được thực hiện không quá 01 lần trong một năm. Trước khi thực hiện việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra.
...
Theo quy định trên, kiểm tra định kỳ được thực hiện không quá 01 lần trong một năm.
Trước khi thực hiện việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra.
Kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu (Hình từ Internet)
Hoạt động kiểm tra đột xuất việc quản lý và sử dụng con dấu được quy định như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định về kiểm tra đột xuất việc quản lý và sử dụng con dấu như sau:
Kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu
1. Hình thức kiểm tra
...
b) Kiểm tra đột xuất
Kiểm tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc quản lý và sử dụng con dấu. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra khi tiến hành kiểm tra con dấu phải thông báo rõ lý do. Cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
...
Theo đó, việc kiểm tra đột xuất trong việc quản lý và sử dụng con dấu được thực hiện khi phát hiện cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó hoạt động kiểm tra đột xuất trong việc quản lý và sử dụng con dấu cũng được thực hiện khi có đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc quản lý và sử dụng con dấu.
Và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra khi tiến hành kiểm tra con dấu phải thông báo rõ lý do. Cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu?
Căn cứ khoản 2 đến khoản 5 Điều 25 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định về thẩm quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu như sau:
Kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu
...
2. Thẩm quyền kiểm tra
a) Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước thuộc thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu;
b) Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu.
3. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước trước khi tổ chức thực hiện việc kiểm tra.
4. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với người có trách nhiệm kiểm tra khi nhận được thông báo về việc kiểm tra con dấu.
5. Việc kiểm tra định kỳ, đột xuất về quản lý và sử dụng con dấu phải lập biên bản kiểm tra về việc quản lý và sử dụng con dấu theo quy định.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước thuộc thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu.
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sử dụng con dấu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?