Hoạt động ngoại thương với nước có chung biên giới với Việt Nam được áp dụng các biện pháp quản lý đặc thù nào?
Hoạt động ngoại thương với nước có chung biên giới với Việt Nam được áp dụng các biện pháp quản lý đặc thù nào?
Hoạt động ngoại thương với nước có chung biên giới được quy định tại Điều 53 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Quản lý ngoại thương với các nước có chung biên giới
1. Hoạt động ngoại thương với nước có chung biên giới với Việt Nam tại khu vực biên giới (sau đây gọi là hoạt động thương mại biên giới) được áp dụng các biện pháp quản lý đặc thù sau đây:
a) Quy định về hàng hóa, số lượng hàng hóa, định mức miễn thuế, địa điểm và phương thức đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới;
b) Quy định về hàng hóa, địa điểm, phương thức và hoạt động hỗ trợ đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân đã được thoả thuận trong điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có chung biên giới.
...
Theo đó, hoạt động ngoại thương với nước có chung biên giới với Việt Nam được áp dụng các biện pháp quản lý đặc thù sau đây:
- Quy định về hàng hóa, số lượng hàng hóa, định mức miễn thuế, địa điểm và phương thức đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới;
- Quy định về hàng hóa, địa điểm, phương thức và hoạt động hỗ trợ đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân đã được thoả thuận trong điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có chung biên giới.
Hoạt động ngoại thương với nước có chung biên giới với Việt Nam được áp dụng các biện pháp quản lý đặc thù nào? (Hình từ Internet)
Việc quản lý hoạt động ngoại thương với nước có chung biên giới phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Nguyên tắc trong quản lý hoạt động ngoại thương với nước có chung biên giới được quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Quản lý ngoại thương với các nước có chung biên giới
...
2. Các nguyên tắc trong quản lý hoạt động thương mại biên giới bao gồm:
a) Nhà nước tăng cường hỗ trợ và phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp nơi có biên giới trong việc tổ chức, quản lý hoạt động thương mại biên giới nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân, cư dân biên giới;
b) Người, phương tiện, hàng hóa trong hoạt động thương mại biên giới chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Các hoạt động thương mại biên giới được hưởng một số chính sách quản lý đặc thù về địa bàn, hàng hóa, phí, lệ phí, phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, việc quản lý hoạt động ngoại thương với nước có chung biên giới phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
(1) Nhà nước tăng cường hỗ trợ và phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp nơi có biên giới trong việc tổ chức, quản lý hoạt động thương mại biên giới nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân, cư dân biên giới;
(2) Người, phương tiện, hàng hóa trong hoạt động thương mại biên giới chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
(3) Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hoạt động ngoại thương với nước có chung biên giới được thực hiện qua những cửa khẩu nào?
Cơ chế điều hành hoạt động thương mại biên giới tại cửa khẩu biên giới trên đất liền được quy định tại Điều 54 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Cơ chế điều hành hoạt động thương mại biên giới tại cửa khẩu biên giới trên đất liền
1. Hoạt động thương mại biên giới được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính. Trường hợp hoạt động thương mại biên giới được thực hiện qua cửa khẩu khác, qua nơi mở ra cho qua lại biên giới thì phải bảo đảm các điều kiện, chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quyết định, công bố Danh mục các cửa khẩu khác và nơi mở ra cho qua lại biên giới được phép thực hiện hoạt động thương mại biên giới quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua các khu vực trên bị ách tắc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới, căn cứ vào điều kiện hạ tầng, kỹ thuật tại khu vực đó, có thể áp dụng biện pháp ưu tiên xuất khẩu hàng hóa là thực phẩm tươi sống, nông sản mau hỏng hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa cho đến khi không còn ách tắc.
...
Theo đó, hoạt động ngoại thương với nước có chung biên giới được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
Trường hợp hoạt động này được thực hiện qua cửa khẩu khác, qua nơi mở ra cho qua lại biên giới thì phải bảo đảm các điều kiện, chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật có liên quan.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động ngoại thương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?