Học ngành quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng ra trường có thể làm những vị trí, công việc nào? Học ngành này phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Học ngành quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng ra trường có thể làm những vị trí, công việc nào?
- Học ngành quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành tối thiểu bao nhiên tín chỉ mới có thể tốt nghiệp?
- Người học ngành quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Học ngành quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng ra trường có thể làm những vị trí, công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 9 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Nhân sự;
- Kinh doanh;
- Hành chính;
- Marketing;
- Trợ lý,
Như vậy, học ngành quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng ra trường có thể làm những vị trí, công việc sau:
- Nhân sự;
- Kinh doanh;
- Hành chính;
- Marketing;
- Trợ lý.
Ngành quản trị kinh doanh (Hình từ Internet)
Học ngành quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành tối thiểu bao nhiên tín chỉ mới có thể tốt nghiệp?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng là một ngành, nghề có sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật quản lý - kinh doanh. Đây là ngành, nghề hỗ trợ phát triển tối đa tư duy hệ thống trong quản lý và cải tiến hiệu quả hệ thống sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành, nghề Quản trị kinh doanh thực hiện việc duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của tổ chức, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa hiệu quả hoạt động, "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản trị. Để kết nối và vận hành được toàn hệ thống hoạt động của tổ chức, người học ngành, nghề quản trị kinh doanh có thể đảm nhận những vị trí việc làm liên quan tại từng bộ phận như: Nhân sự, kinh doanh, marketing, hành chính, trợ lý. Đây là những vị trí việc làm phổ biến trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện tại các bộ phận của tổ chức hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh. Do đó, những vị trí việc làm này phải chịu cường độ làm việc cao, chịu áp lực lớn về thời gian và yêu cầu đảm bảo tiến độ kế hoạch kinh doanh của tổ chức. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: Môi trường và điều kiện làm việc phải đảm bảo sức khỏe; mặt bằng kinh doanh hợp lý, các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc; các phần mềm giám sát, quản lý sản phẩm; hệ thống thông tin liên lạc tốt; các quy định nội bộ về chuẩn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.045 giờ (tương đương 73 tín chỉ).
Theo đó, học ngành quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành khối lượng kiến thức tối thiểu là 2.045 giờ tương đương 73 tín chỉ.
Tức là theo quy định thì bạn cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 73 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.
Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo ngành quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng để có thêm thông tin.
Người học ngành quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, nội qui làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị;
- Giao tiếp hiệu quả thông qua văn bản viết, thuyết trình, thảo luận và làm chủ tình huống;
- Có ý thức trách nhiệm trong công việc với cộng đồng xã hội; có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, có ý thức tự nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ;
- Hỗ trợ được các thành viên trong nhóm hay bộ phận để đảm bảo đạt mục tiêu đã đề ra;
- Làm việc theo chuẩn đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ đúng Luật doanh nghiệp, Luật lao động, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh;
- Làm việc có phương pháp khoa học có tính tổ chức kỷ luật và trách nhiệm với công việc; biết phân tích, giải quyết vấn đề, đúc kết kinh nghiệm, cải tiến công việc được giao; có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, biết đoàn kết và phối hợp, hợp tác, tự tin, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong công việc;
- Thích nghi được với môi trường làm việc khác nhau;
- Ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường;
- Thích ứng được với sự thay đổi trong các thời kỳ công nghệ 4.0.
Theo đó, người học ngành quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Tải Quy định về ngành quản trị kinh doanh mới nhất năm 2023. Tải về
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngành quản trị kinh doanh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?