Học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú nếu học tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả từ khá trở lên sẽ được thưởng như thế nào?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh, huyện và các trường dự bị đại học dân tộc nếu học tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả từ khá trở lên sẽ được thưởng như thế nào? Câu hỏi của anh L.M.Q đến từ Lào Cai.

Học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú nếu học tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả từ khá trở lên sẽ được thưởng như thế nào?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT thì chế độ thưởng đối với học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh, huyện và các trường dự bị đại học dân tộc nếu học tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả từ khá trở lên (ở năm học trước đó) được Nhà trường thưởng một lần/năm như sau:

- 400.000 đồng nếu đạt khá;

- 600.000 đồng nếu đạt giỏi;

- 800.000 đồng nếu đạt xuất sắc.

Ngoài ra, học sinh khi nhập trường được Nhà trường trang cấp bằng hiện vật 1 lần một số đồ dùng cá nhân như sau:

- Chăn bông cá nhân;

- Màn cá nhân;

- Áo bông;

- Chiếu cá nhân;

- Nilon đi mưa;

- Quần, áo dài tay (đồng phục).

Về hỗ trợ học phẩm: Hàng năm học sinh được cấp bằng hiện vật học phẩm theo tiêu chuẩn từng bậc học như sau:

Đối với sách giáo khoa: Nhà trường xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung để cho mỗi học sinh mượn 01 bộ sách tương ứng với từng lớp học mà học sinh đó đang theo học. Trường có trách nhiệm tổ chức tốt việc cho mượn và bảo quản sách giáo khoa để được sử dụng lâu dài, có hiệu quả; hàng năm trường được mua bổ sung số sách giáo khoa bằng 10% số đầu sách giáo khoa của tủ sách dùng chung.

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho những đối tượng nào?

Căn cứ tại Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT thì

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm mục tiêu tạo nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, học sinh dân tộc nội trú là học sinh thuộc đối tượng quy định tại Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT được tuyển vào học ở trường phổ thông dân tộc nội trú, cụ thể như sau:

Đối tượng tuyển sinh
1. Học sinh là người dân tộc thiểu số mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại:
a) Xã, phường, thị trấn khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định của cấp có thẩm quyền (sau đây gọi chung là xã, thôn đặc biệt khó khăn);
b) Xã, phường, thị trấn khu vực II và khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.
3. Học sinh là người dân tộc Kinh mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Trường PTDTNT được tuyển không quá 10% học sinh là người dân tộc Kinh trong tổng số chỉ tiêu tuyển mới hằng năm.
4. Trường hợp học sinh thuộc đối tượng tuyển sinh quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này nhỏ hơn quy mô của trường PTDTNT trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định thêm vùng tạo nguồn đào tạo nhân lực cho các dân tộc đế tuyển sinh thêm đối tượng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tại vùng này tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh.

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho những đối tượng nào?

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho những đối tượng nào? (Hình từ Internet)

Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú có phải tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc thiểu số ở địa phương không?

Căn cứ tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT về nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng như sau:

Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Ngoài các nhiệm vụ và quyền được quy định tại Điều lệ trường trung học, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường PTDTNT còn có nhiệm vụ và quyền sau:
1. Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc.
2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường PTDTNT quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
3. Tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc thiểu số ở địa phương.
4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp với học sinh dân tộc nội trú quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 của Quy chế này.
5. Phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú.
6. Được bồi dưỡng về phương pháp giáo dục, chăm sóc và quản lý học sinh dân tộc nội trú.

Như vậy, Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú phải có nhiệm vụ tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc thiểu số ở địa phương.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường phổ thông dân tộc nội trú

Phan Thanh Thảo

Trường phổ thông dân tộc nội trú
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường phổ thông dân tộc nội trú có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường phổ thông dân tộc nội trú
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024 như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú từ 20/11/2024? Điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
Pháp luật
Trường nội trú là gì? Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú bị lưu ban thì có được hưởng học bổng chính sách không?
Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc nội trú được tuyển tối đa bao nhiêu học sinh thuộc dân tộc Kinh trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm?
Pháp luật
Cơ sở vật chất của trường phổ thông dân tộc nội trú có phải có nhà công vụ cho giáo viên không?
Pháp luật
Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở có thuộc đối tượng được miễn học phí không?
Pháp luật
Đề án thành lập trường nội trú dân tộc phải xác định rõ những nội dung nào? Ai có thẩm quyền quyết định thành lập trường cấp huyện?
Pháp luật
Học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú nếu học tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả từ khá trở lên sẽ được thưởng như thế nào?
Pháp luật
Học sinh dân tộc nội trú khi có nhu cầu cá nhân tham gia các hoạt động ngoài nhà trường có phải xin phép nhà trường hay không?
Pháp luật
Giáo viên, hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào