Học sinh lớp 9 đánh bạn vì bạn nhặt được tiền nhưng không chịu trả lại có thể bị đuổi học không?

Dạo gần đây anh có đọc được tin tức về việc 1 em học sinh lớp 9 đánh bạn vì bạn nhặt được 500.000 đồng nhưng không chịu trả. Vậy trong trường hợp này em học sinh lớp 9 có thể bị đuổi học không em? Đây là câu hỏi của anh T.D đến từ Khánh Hòa.

Học sinh lớp 9 đánh bạn vì bạn nhặt được tiền nhưng không chịu trả lại có thể bị đuổi học không?

Học sinh lớp 9 đánh bạn vì bạn nhặt được tiền nhưng không chịu trả lại có thể bị đuổi học không, thì theo khoản 2 Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

Khen thưởng và kỷ luật
1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:
a) Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.
b) Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.
c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Các hình thức khen thưởng khác.
2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, trong các hình thức kỷ luật học sinh vi phạm không có hình thức buộc thôi học do đó học sinh lớp 9 đánh bạn vì bạn nhặt được tiền nhưng không chịu trả lại không bị đuổi học.

Tuy nhiên còn tùy thuộc và mức độ vi phạm mà sẽ có hình thức xử lý kỷ luật phù hợp với học sinh này.

học sinh đánh bạn

Học sinh lớp 9 đánh bạn (Hình từ Internet)

Hội đồng kỷ luật đối với học sinh lớp 9 đánh bạn vì bạn nhặt được tiền nhưng không chịu trả lại do ai quyết định thành lập?

Hội đồng kỷ luật đối với học sinh lớp 9 đánh bạn vì bạn nhặt được tiền nhưng không chịu trả lại được thành lập theo khoản 2 Điều 12 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

Các hội đồng khác trong nhà trường
1. Hội đồng thi đua và khen thưởng
Hội đồng thi đua khen thưởng được thành lập vào đầu mỗi năm học để giúp hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng do hiệu trưởng thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng gồm: bí thư cấp ủy, phó hiệu trưởng, đại diện hội đồng trường, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng và các giáo viên chủ nhiệm lớp.
2. Hội đồng kỷ luật
a) Hội đồng kỷ luật học sinh được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với học sinh theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật học sinh do hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh vi phạm, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường.
b) Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thành lập để xét và đề nghị xử lý kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt động của hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Hội đồng tư vấn
Các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng thành lập theo yêu cầu cụ thể của từng công việc. Nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng quy định.

Như vậy, hội đồng kỷ luật đối với học sinh lớp 9 đánh bạn vì bạn nhặt được tiền nhưng không chịu trả lại do hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ tịch.

Giáo viên chủ nhiệm của học sinh lớp 9 đánh bạn vì bạn nhặt được tiền nhưng không chịu trả lại có được tham dự các cuộc họp hội đồng kỷ luật liên quan đến học sinh này không?

Giáo viên chủ nhiệm của học sinh lớp 9 đánh bạn vì bạn nhặt được tiền nhưng không chịu trả lại có được tham dự các cuộc họp hội đồng kỷ luật liên quan đến học sinh này không, thì theo điểm b khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

Quyền của giáo viên, nhân viên
...
2. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, có những quyền sau đây:
a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.
b) Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.
c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.
đ) Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.

Như vậy, giáo viên chủ nhiệm của học sinh lớp 9 đánh bạn vì bạn nhặt được tiền nhưng không chịu trả lại được dự các cuộc họp của hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh này.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học sinh trung học

Nguyễn Nhật Vy

Học sinh trung học
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Học sinh trung học có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Học sinh trung học
MỚI NHẤT
Pháp luật
Học sinh bị lập biên bản giao thông có bị hạ hạnh kiểm không? Hình thức đạnh giá học sinh hiện nay được quy định ra sao?
Pháp luật
Học sinh trung học nghỉ không phép 1 ngày có bị hạ hạnh kiểm không? Giáo viên chủ nhiệm được quyền cho học sinh nghỉ liên tục trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Mẫu bản cam kết đi học đầy đủ, không đi học muộn cho học sinh? Các hành vi nào học sinh không được làm?
Pháp luật
Mẫu bản cam kết học sinh mới nhất năm 2024 dành cho mọi cấp học? Tải mẫu bản cam kết của học sinh tại đâu?
Pháp luật
Học sinh được nghỉ vào ngày tết trung thu không? Học sinh trung học sẽ ở lại lớp nếu nghỉ học bao nhiêu buổi trong một năm học?
Pháp luật
Học sinh trung học có được sử dụng điện thoại trong lớp hay không? Sử dụng điện thoại trong lớp lần đầu có thể bị đuổi học 1 tuần lễ không?
Pháp luật
2009 học lớp mấy? Học sinh trung học có được quyền học vượt lớp hay không? Bảng tổng hợp các lớp của người sinh năm 2009 trong các năm?
Pháp luật
Sinh năm 2008 học lớp mấy? Bảng tính năm sinh, tuổi theo lớp năm 2023 và năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Học sinh lớp 9 đánh bạn vì bạn nhặt được tiền nhưng không chịu trả lại có thể bị đuổi học không?
Pháp luật
Học sinh trung học xin học lại có bị giới hạn độ tuổi không? Cần những giấy tờ gì để học sinh trung học xin học lại?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào