Học sinh nào được học tại trường phổ thông dân tộc nội trú? Điều kiện và hồ sơ dự tuyển trường phổ thông dân tộc nội trú được quy định thế nào?
Học sinh nào sẽ được học tại trường phổ thông dân tộc nội trú?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có quy định:
Trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh dân tộc nội trú
...
2. Học sinh dân tộc nội trú: Học sinh thuộc đối tượng quy định tại Điều 9 của Quy chế này được tuyển vào học ở trường PTDTNT.
Theo đó, căn cứ Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT những học sinh đáp ứng các điều kiện sau là đối tượng tuyển sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú:
- Học sinh là người dân tộc thiểu số mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại:
+ Xã, phường, thị trấn khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định của cấp có thẩm quyền (sau đây gọi chung là xã, thôn đặc biệt khó khăn);
+ Xã, phường, thị trấn khu vực II và khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của cấp có thẩm quyền.
- Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được quy định tại Nghị định 57/2017/NĐ-CP
- Học sinh là người dân tộc Kinh mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Trường PTDTNT được tuyển không quá 10% học sinh là người dân tộc Kinh trong tổng số chỉ tiêu tuyển mới hằng năm.
- Trường hợp học sinh thuộc đối tượng tuyển sinh quy định nêu trên nhỏ hơn quy mô của trường PTDTNT trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định thêm vùng tạo nguồn đào tạo nhân lực cho các dân tộc đế tuyển sinh thêm đối tượng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tại vùng này tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh.
Học sinh nào sẽ được học tại trường phổ thông dân tộc nội trú? Điều kiện và hồ sơ dự tuyển trường phổ thông dân tộc nội trú được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện dự tuyển trường phổ thông dân tộc nội trú được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT, có quy định như sau:
Điều kiện và hồ sơ dự tuyển
1. Điều kiện dự tuyển
a) Thuộc đối tượng tuyển sinh quy định tại Điều 9 của Quy chế này;
b) Đảm bảo các quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Theo đó, trước hết những học sinh này phải đáp ứng các điều kiện tại đã nêu tại phần trên (Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT)
Đồng thời khi dự tuyển phải đảm bảo các quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông.
Hồ sơ dự tuyển trường phổ thông dân tộc nội trú bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Điều kiện và hồ sơ dự tuyển
...
2. Hồ sơ dự tuyển
a) Tuyển sinh trung học cơ sở
- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ;
- Căn cứ hợp pháp để xác nhận thông tin về cư trú;
- Học bạ cấp tiểu học hoặc các hồ sơ khác có giá trị thay thế học bạ;
- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có);
b) Tuyển sinh trung học phổ thông
- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ;
- Căn cứ hợp pháp để xác nhận thông tin về cư trú;
- Bản sao chứng thực hoặc bản chụp/photo kèm bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời;
- Học bạ cấp trung học cơ sở;
- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
Theo đó, hồ sơ dự tuyển trường phổ thông dân tộc nội trú bao gồm:
Đối với trung học cơ sở:
- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ;
- Căn cứ hợp pháp để xác nhận thông tin về cư trú;
- Bản sao chứng thực hoặc bản chụp/photo kèm bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời;
- Học bạ cấp trung học cơ sở;
- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
Đối với trung học phổ thông:
- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ;
- Căn cứ hợp pháp để xác nhận thông tin về cư trú;
- Bản sao chứng thực hoặc bản chụp/photo kèm bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời;
- Học bạ cấp trung học cơ sở;
- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 10/04/2023
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường phổ thông dân tộc nội trú có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?