Học viện Tư pháp là đầu mối tham mưu, giúp Lãnh đạo Bộ Tư pháp thực hiện quan hệ với các cơ quan nào?
Học viện Tư pháp là đầu mối tham mưu, giúp Lãnh đạo Bộ Tư pháp thực hiện quan hệ với các cơ quan nào?
Học viện Tư pháp là đầu mối tham mưu, giúp Lãnh đạo Bộ Tư pháp thực hiện quan hệ với các cơ quan nào thì theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định cụ thể:
Học viện Tư pháp là đầu mối tham mưu, giúp Lãnh đạo Bộ Tư pháp thực hiện quan hệ với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các Bộ, Ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức khác trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Học viện theo quy định của pháp luật vè phân cấp của Bộ Tư pháp.
Học viện Tư pháp là đầu mối tham mưu, giúp Lãnh đạo Bộ Tư pháp thực hiện quan hệ công tác (Hình từ Internet)
Học viện Tư pháp có những đơn vị chức năng nào?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 thì Học viện Tư pháp có những đơn vị chức năng sau:
- Khoa Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư.
- Khoa Đào tạo Luật sư.
- Khoa Đào tạo Các chức danh thi hành án dân sự.
- Khoa Đào tạo Công chứng viên và các chức danh khác.
- Phòng Tổ chức cán bộ.
- Phòng Hành chính, tổng hợp và Đối ngoại.
- Phòng Đào tạo và Công tác học viên.
- Phòng Tài chính - Kế toán.
- Phòng Quản trị.
- Phòng Quản lý khoa học và Trị sự Tạp chí Nghề luật.
- Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ.
- Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo.
- Trung tâm Thông tin - Thư viện.
- Trung tâm Tư vấn pháp luật.
- Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hội đồng Học viện Tư pháp bao gồm những ai?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 về Hội đồng Học viện như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế và số lượng người làm việc
1. Cơ cấu tổ chức
a) Hội đồng Học viện
Hội đồng Học viện là tổ chức quản trị đại diện quyền sở hữu của Học viện, có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Trường Đại học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Hội đồng Học viện gồm có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên; được tổ chức và hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Học viện và các quy định pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, Hội đồng Học viện Tư pháp bao gồm Chủ tịch, Thư ký và các thành viên; được tổ chức và hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Học viện và các quy định pháp luật có liên quan.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Tư pháp là gì?
Theo Điều 2 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt chiến lược phát triển, kế hoạch công tác dài hạn, 05 (năm) năm và hàng năm của Học viện; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Ngành Tư pháp.
2. Chủ trì, tham gia xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp để Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
3. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; về tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của Học viện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
4. Tổ chức các hoạt động đào tạo bao gồm:
a) Đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ thi hành án dân sự, nghề luật sư, nghề công chứng, nghề đấu giá và các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp (thẩm tra viên thi hành án dân sự, thư ký thi hành án dân sự, trợ giúp viên pháp lý, đăng ký viên giao dịch bảo đảm, thừa phát lại, thư ký thừa phát lại, công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp, trọng tài viên, quản tài viên và các chức danh khác theo quy định của pháp luật), đào tạo chung nguồn bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư ( khi được giao nhiệm vụ);
b) Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật kiến thức mới cho các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và công chức, viên chức Ngành Tư pháp;
c) Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
....
15. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
16. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
17. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Học viện; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
18. Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về các lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng của Học viện theo quy định.
19. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa và môi trường sư phạm trong Học viện.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
Theo đó, Học viện Tư pháp có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Học viện Tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?