Quan hệ của Học viện Tư pháp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?
Quan hệ của Học viện Tư pháp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?
Quan hệ của Học viện Tư pháp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp theo khoản 4 Điều 4 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định cụ thể:
- Phối hợp với Văn phòng Bộ trong việc giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành thực hiện các kế hoạch công tác của Học viện Tư pháp;
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án về tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động của Học viện theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Bổ trợ tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ trong công tác tuyển sinh đào tạo các chức danh tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp.
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu bồi dưỡng các chức danh tư pháp và công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp.
- Phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan trong công tác xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Phối hợp với Viện Khoa học pháp lý xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học có nguồn kinh phí lấy từ kinh phí hoạt động thường xuyên của Học viện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
- Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính trong việc thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Học viện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
- Chủ trì, phối hợp với Cục Công tác phía Nam trong các hoạt động liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Học viện tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong Ngành Tư pháp trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện để giảng viên của Học viện tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm thuộc phạm vi quản lý của Học viện.
- Phối hợp với các đơn vị khác thuộc Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy chế làm việc của Bộ Tư pháp.
Quan hệ của Học viện Tư pháp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Học viện Tư pháp chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ai?
Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định cụ thể:
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Học viện với Lãnh đạo Bộ Tư pháp, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp và các quy định cụ thể sau:
1. Học viện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công phụ trách, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
...
Như vậy, Học viện Tư pháp chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công phụ trách.
Học viện Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
Hội đồng Học viện Tư pháp là tổ chức gì?
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Học viện Tư pháp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế và số lượng người làm việc
1. Cơ cấu tổ chức
a) Hội đồng Học viện
Hội đồng Học viện là tổ chức quản trị đại diện quyền sở hữu của Học viện, có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Trường Đại học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Hội đồng Học viện gồm có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên; được tổ chức và hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Học viện và các quy định pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, Hội đồng Học viện Tư pháp là tổ chức quản trị đại diện quyền sở hữu của Học viện, có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Trường Đại học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Học viện Tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?