Hội đồng giám định trong lĩnh vực tư pháp sẽ thực hiện việc giám định tư pháp trong trường hợp nào?
- Hội đồng giám định trong lĩnh vực tư pháp sẽ thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp nào?
- Quyết định thành lập Hội đồng giám định trong lĩnh vực tư pháp có được lưu trữ trong hồ sơ giám định tư pháp hay không?
- Hội đồng giám định trả kết luận giám định trực tiếp cho người trưng cầu giám định thực hiện như thế nào?
Hội đồng giám định trong lĩnh vực tư pháp sẽ thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2023/TT-BTP như sau:
Hội đồng giám định trong lĩnh vực tư pháp
Trong trường hợp cần phải thành lập Hội đồng giám định theo quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp, Thủ trưởng đơn vị chuyên môn có nội dung cần giám định chủ trì, phối hợp với Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, đơn vị có liên quan thuộc Bộ lựa chọn thành viên Hội đồng giám định, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng giám định; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện giám định của Hội đồng giám định.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp 2012 như sau:
Hội đồng giám định
1. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý về lĩnh vực cần giám định quyết định thành lập Hội đồng để thực hiện giám định lại lần thứ hai. Hội đồng giám định gồm có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định. Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
2. Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định.
Như vậy, Hội đồng giám định trong lĩnh vực tư pháp sẽ thực hiện giám định trong trường hợp người trưng cầu giám định quyết định giám định lại lần thứ hai khi có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định.
Hội đồng giám định trong lĩnh vực tư pháp bao gồm ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và uy tín trong lĩnh vực cần giám định.
Hội đồng giám định trong lĩnh vực tư pháp sẽ thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Quyết định thành lập Hội đồng giám định trong lĩnh vực tư pháp có được lưu trữ trong hồ sơ giám định tư pháp hay không?
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 09/2023/TT-BTP như sau:
Lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp
1. Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp thuộc nhóm Hồ sơ giải quyết các vụ việc trong hoạt động quản lý chuyên môn nghiệp vụ được lập, bảo quản, lưu trữ theo quy định Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), quy định pháp luật về văn thư, lưu trữ và quy định của cơ quan, đơn vị thực hiện giám định.
2. Người thực hiện giám định có trách nhiệm lập hồ sơ giám định bao gồm các tài liệu chính sau đây:
a) Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), Quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
b) Văn bản phân công, cử người thực hiện giám định tư pháp hoặc Quyết định thành lập Tổ giám định hoặc Quyết định thành lập Hội đồng giám định;
c) Biên bản giao, nhận hồ sơ trưng cầu, đối tượng giám định; biên bản mở niêm phong hồ sơ, tài liệu, đồ vật;
d) Đề cương giám định (nếu có);
đ) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
e) Kết luận giám định trước đó hoặc ý kiến, kết luận chuyên môn do tổ chức, cá nhân khác thực hiện (nếu có); Bản ảnh giám định (nếu có);
g) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc sử dụng dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);
h) Bản kết luận giám định tư pháp;
i) Biên bản giao nhận kết luận giám định; giao trả đối tượng giám định (nếu có);
k) Tài liệu khác liên quan đến việc giám định (nếu có).
Theo đó, hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp thuộc nhóm Hồ sơ giải quyết các vụ việc trong hoạt động quản lý chuyên môn nghiệp vụ được lập, bảo quản, lưu trữ theo quy định Luật Giám định tư pháp, quy định pháp luật về văn thư, lưu trữ và quy định của cơ quan, đơn vị thực hiện giám định.
Các tài liệu chính của hồ sơ giám định bao gồm quyết định thành lập Hội đồng giám định.
Như vậy, người thực hiện giám định có trách nhiệm lưu trữ quyết định thành lập Hội đồng giám định trong lĩnh vực tư pháp trong hồ sơ giám định tư pháp.
Hội đồng giám định trả kết luận giám định trực tiếp cho người trưng cầu giám định thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 09/2023/TT-BTP thì hội đồng giám định thực hiện trả kết luận giám định trực tiếp cho người trưng cầu giám định tiến hành như sau:
- Liên hệ, thông báo cho người yêu cầu giám định đến nhận kết luận giám định;
- Kiểm tra Giấy giới thiệu, giấy tờ tùy thân (giấy chứng minh công an nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân...) của người nhận kết luận giám định và đối tượng giám định;
- Giao trả 01 bản kết luận giám định;
- Kiểm tra, niêm phong, bàn giao lại đối tượng giám định (nếu có).
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?