Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có số lượng thành viên là bao nhiêu?
- Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có số lượng thành viên là bao nhiêu?
- Thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những ai?
- Thành viên Hội đồng quản lý có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có số lượng thành viên là bao nhiêu?
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 41/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Cơ cấu, số lượng thành viên
1. Mỗi đơn vị sự nghiệp công lập có 01 Hội đồng quản lý. Hội đồng quản lý có số lượng thành viên là số lẻ từ 05 đến 11 thành viên.
...
Theo đó, Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có số lượng thành viên là số lẻ từ 05 đến 11 thành viên.
Thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những ai?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 41/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Cơ cấu, số lượng thành viên
...
2. Cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý, gồm: Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các thành viên Hội đồng quản lý với số lượng theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cụ thể như sau:
a) Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu; bí thư đảng ủy, chi bộ (người đứng đầu cấp ủy), chủ tịch công đoàn, đại diện một số tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
Chủ tịch Hội đồng không kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu;
b) Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, gồm: Đại diện của Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc lãnh đạo (người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu) cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) khi được Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền;
c) Một số thành viên khác bên ngoài (nếu cần thiết) chiếm không quá 20% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý, gồm: Là chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập và có đóng góp quan trọng vào phát triển đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu các thành viên này không phải là công chức, viên chức thì không được đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng hoặc Thư ký Hội đồng.
Theo đó, thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm:
(1) Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu; bí thư đảng ủy, chi bộ (người đứng đầu cấp ủy), chủ tịch công đoàn, đại diện một số tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
Chủ tịch Hội đồng không kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu;
(2) Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, gồm:
- Đại diện của Bộ, cơ quan Trung ương,
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Lãnh đạo (người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu) cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) khi được Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền;
(3) Một số thành viên khác bên ngoài (nếu cần thiết) chiếm không quá 20% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý, gồm: Là chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập và có đóng góp quan trọng vào phát triển đơn vị sự nghiệp công lập.
Lưu ý: Nếu các thành viên này không phải là công chức, viên chức thì không được đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng hoặc Thư ký Hội đồng.
Thành viên Hội đồng quản lý có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo Điều 9 Thông tư 41/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng quản lý
1. Dự các cuộc họp của Hội đồng quản lý.
2. Đề xuất với Chủ tịch Hội đồng nội dung và các vấn đề thảo luận ở Hội đồng quản lý.
3. Góp ý kiến, biểu quyết về những vấn đề đưa ra thảo luận trong các cuộc họp của Hội đồng quản lý.
4. Thực hiện bảo mật các thông tin được cung cấp theo quy định pháp luật.
5. Thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng phân công.
Căn cứ trên quy định các thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ, quyền hạn bao gồm:
- Dự các cuộc họp của Hội đồng quản lý.
- Đề xuất với Chủ tịch Hội đồng quản lý nội dung và các vấn đề thảo luận ở Hội đồng quản lý.
- Góp ý kiến, biểu quyết về những vấn đề đưa ra thảo luận trong các cuộc họp của Hội đồng quản lý.
- Thực hiện bảo mật các thông tin được cung cấp theo quy định pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý phân công.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?