Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội làm việc theo chế độ nào? Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội họp thường kỳ một năm bao nhiêu lần?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội làm việc theo chế độ nào? Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội họp thường kỳ một năm bao nhiêu lần? Câu hỏi của anh Thái Duy đến từ Hải Phòng.

Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội làm việc theo chế độ nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Quy chế xét, công nhận sáng kiến của Văn phòng Quốc hội ban hành kèm theo Quyết định 1109/QĐ-VPQH năm 2017, có quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng sáng kiến như sau:

Nguyên tắc làm việc của Hội đồng sáng kiến
1. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về việc xét, công nhận sáng kiến theo thẩm quyền.
Các thành viên Hội đồng làm việc độc lập trong quá trình chấm điểm và chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng về ý kiến, kiến nghị và đề xuất của mình.
3. Quyết định của Hội đồng được thông qua khi có 2/3 số thành viên Hội đồng chấm điểm cho sáng kiến đủ điều kiện công nhận quy định tại Khoản 3, Điều 8 của Quy chế này.

Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Sáng kiến

Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)

Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội họp thường kỳ một năm bao nhiêu lần?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Quy chế xét, công nhận sáng kiến của Văn phòng Quốc hội ban hành kèm theo Quyết định 1109/QĐ-VPQH năm 2017, có quy định về chế độ làm việc của Hội đồng sáng kiến như sau:

Chế độ làm việc của Hội đồng sáng kiến
1. Thời gian họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định. Hội đồng họp thường kỳ một năm 2 lần.
2. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định tổ chức cuộc họp bất thường; Hội đồng có thể mời một số chuyên gia am hiểu sâu chuyên môn về lĩnh vực của sáng kiến, lãnh đạo cơ quan, đơn vị có cá nhân được xét sáng kiến tham dự cuộc họp nhưng không chấm điểm.
3. Các cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự.

Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội họp thường kỳ một năm 02 lần.

Thường trực Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội có nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ tại Điều 13 Quy chế xét, công nhận sáng kiến của Văn phòng Quốc hội ban hành kèm theo Quyết định 1109/QĐ-VPQH năm 2017, có quy định về nhiệm vụ của Thường trực Hội đồng sáng kiến như sau:

Nhiệm vụ của Thường trực Hội đồng sáng kiến
1. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị, tổng hợp, xem xét, phân loại, dự kiến thời gian họp, gửi hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến tới các thành viên Hội đồng nghiên cứu trước khi họp và tổ chức họp Hội đồng; gửi Trung tâm Tin học bản mô tả sáng kiến để công khai lên mạng nội bộ của Văn phòng Quốc hội về việc tiếp nhận sáng kiến, xét, công nhận sáng kiến và kết quả xét, công nhận sáng kiến sau khi được Hội đồng sáng kiến quyết định theo quy định tại Quy chế này.
2. Báo cáo tổng hợp sáng kiến gửi Trung tâm Tin học để đưa lên mạng nội bộ của Văn phòng Quốc hội (mẫu 06a). Cập nhật dữ liệu, bảo quản, lưu trữ hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến và các tài liệu kèm theo (nếu có).
3. Tham mưu với Hội đồng trong việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến sáng kiến.
4. Hoàn thiện biên bản, tổ chức công khai và trình Chủ tịch Hội đồng ban hành quyết định công nhận sáng kiến đối với những trường hợp có đủ điều kiện và công khai quyết định công nhận sáng kiến trên hệ thống mạng nội bộ của Văn phòng Quốc hội.
5. Riêng với Thường trực Hội đồng cấp cơ sở tham mưu với Chủ tịch Hội đồng cơ sở gửi hồ sơ và đề nghị Hội đồng cấp Văn phòng Quốc hội xét, công nhận sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội theo quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì thường trực Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội có nhiệm vụ như sau:

- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị, tổng hợp, xem xét, phân loại, dự kiến thời gian họp, gửi hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến tới các thành viên Hội đồng nghiên cứu trước khi họp và tổ chức họp Hội đồng;

- Gửi Trung tâm Tin học bản mô tả sáng kiến để công khai lên mạng nội bộ của Văn phòng Quốc hội về việc tiếp nhận sáng kiến, xét, công nhận sáng kiến và kết quả xét, công nhận sáng kiến sau khi được Hội đồng sáng kiến quyết định theo quy định.

- Báo cáo tổng hợp sáng kiến gửi Trung tâm Tin học để đưa lên mạng nội bộ của Văn phòng Quốc hội (mẫu 06a). Cập nhật dữ liệu, bảo quản, lưu trữ hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Tham mưu với Hội đồng trong việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến sáng kiến.

- Hoàn thiện biên bản, tổ chức công khai và trình Chủ tịch Hội đồng ban hành quyết định công nhận sáng kiến đối với những trường hợp có đủ điều kiện và công khai quyết định công nhận sáng kiến trên hệ thống mạng nội bộ của Văn phòng Quốc hội.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng sáng kiến

Bùi Thị Thanh Sương

Hội đồng sáng kiến
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng sáng kiến có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào