Hội đồng thẩm định giá bị nghiêm cấm thực hiện hành vi gì? Hội đồng thẩm định giá có nghĩa vụ gì?
Hội đồng thẩm định giá bị nghiêm cấm thực hiện hành vi gì?
Theo khoản 5 Điều 7 Luật Giá 2023 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá
...
5. Đối với hội đồng thẩm định giá:
a) Chỉ đạo, can thiệp vào hoạt động thẩm định giá làm ảnh hưởng đến tính độc lập về chuyên môn của thành viên hội đồng thẩm định giá nhằm vụ lợi;
b) Lập khống thông báo kết quả thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá;
c) Mua chuộc, hối lộ; câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
6. Đối với thành viên hội đồng thẩm định giá:
a) Lập khống các tài liệu liên quan đến hoạt động thẩm định giá theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
b) Mua chuộc, hối lộ; câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
Như vậy, Hội đồng thẩm định giá bị nghiêm cấm thực hiện hành vi như sau:
- Chỉ đạo, can thiệp vào hoạt động thẩm định giá làm ảnh hưởng đến tính độc lập về chuyên môn của thành viên hội đồng thẩm định giá nhằm vụ lợi;
- Lập khống thông báo kết quả thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá;
- Mua chuộc, hối lộ; câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
Hội đồng thẩm định giá có nghĩa vụ gì?
Theo Điều 62 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của hội đồng thẩm định giá
1. Hội đồng thẩm định giá có quyền sau đây:
a) Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, nguồn lực cần thiết phục vụ cho việc thẩm định giá;
b) Thuê tổ chức có chức năng thực hiện giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật, chất lượng của tài sản; thuê doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc thẩm định giá;
c) Xem xét, quyết định sử dụng kết quả của đơn vị tư vấn, doanh nghiệp thẩm định giá;
d) Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc không có đủ thông tin, tài liệu để thực hiện thẩm định giá;
đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng thẩm định giá có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan, chính xác trong quá trình thẩm định giá tài sản và chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá tuân thủ Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
b) Rà soát, đánh giá việc tuân thủ về thu thập, phân tích thông tin, lựa chọn phương pháp thẩm định giá, lập báo cáo thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá trong trường hợp thuê thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc thẩm định giá;
c) Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;
d) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hội đồng thẩm định giá có nghĩa vụ sau đây:
- Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan, chính xác trong quá trình thẩm định giá tài sản và chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá tuân thủ Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
- Rà soát, đánh giá việc tuân thủ về thu thập, phân tích thông tin, lựa chọn phương pháp thẩm định giá, lập báo cáo thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá trong trường hợp thuê thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc thẩm định giá;
- Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc hoạt động của hội đồng thẩm định giá là gì?
Theo khoản 3 Điều 60 Luật Giá 2023 quy định nguyên tắc hoạt động của hội đồng thẩm định giá được quy định như sau:
- Hội đồng thẩm định giá làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
+ Phiên họp thẩm định giá chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên của hội đồng thẩm định giá trở lên tham dự và do Chủ tịch hội đồng thẩm định giá điều hành;
+ Trước khi tiến hành phiên họp thẩm định giá, những thành viên vắng mặt phải có văn bản gửi tới Chủ tịch hội đồng thẩm định giá nêu rõ lý do vắng mặt và có ý kiến độc lập của mình về các vấn đề liên quan đến giá của tài sản cần thẩm định giá.
+ Trường hợp hội đồng thẩm định giá chỉ có 03 thành viên thì phiên họp phải có mặt đủ 03 thành viên;
- Hội đồng thẩm định giá lập biên bản phiên họp, báo cáo thẩm định giá và thông báo kết quả thẩm định giá theo ý kiến đa số đã được biểu quyết thông qua của thành viên Hội đồng thẩm định giá có mặt tại phiên họp.
+ Trong trường hợp có ý kiến ngang nhau thì ý kiến của bên có biểu quyết của Chủ tịch hội đồng thẩm định giá là ý kiến quyết định của hội đồng về giá trị của tài sản thẩm định giá.
+ Thành viên của hội đồng thẩm định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình nếu không đồng ý với giá trị của tài sản do hội đồng quyết định; ý kiến bảo lưu đó được ghi vào biên bản phiên họp hội đồng thẩm định giá;
- Hội đồng thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều này tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Quyết định thành lập hội đồng. Các trường hợp phát sinh sau khi hội đồng thẩm định giá giải thể sẽ do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng chủ trì xử lý;
- Hội đồng thẩm định giá được sử dụng con dấu của cơ quan quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá hoặc cơ quan nơi Chủ tịch hội đồng thẩm định giá công tác.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng thẩm định giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?