Hội người cao tuổi cơ sở là hội như thế nào theo quy định của pháp luật hiện nay? Để tham gia Hội người cao tuổi cơ sở thì cá nhân phải đáp ứng được những điều kiện nào?

Cho tôi hỏi Hội người cao tuổi cơ sở là hội như thế nào theo quy định của pháp luật hiện nay? để tham gia hội cần đáp ứng những điều kiện nào? Ban chấp hành Hội người cao tuổi cơ sở có những nhiệm vụ gì cần thực hiện khi hoạt động? Câu hỏi của anh Vinh từ TP.HCM.

Hội người cao tuổi cơ sở là hội như thế nào theo quy định của pháp luật hiện nay?

Căn cứ Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định tổ chức hội như sau:

Tổ chức Hội
1. Hội Người cao tuổi Việt Nam:
a) Đại hội đại biểu toàn quốc;
b) Ban Chấp hành;
c) Ban Kiểm tra;
d) Ban Thường vụ.
đ) Văn phòng các ban chuyên môn và pháp nhân thuộc Hội.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) trực thuộc tỉnh:
a) Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện;
b) Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện (mô hình thí điểm) tại 13 tỉnh.
3. Hội Người cao tuổi xã, phường, thị trấn (gọi chung là cơ sở).
4. Chi hội, tổ hội người cao tuổi thuộc Hội Người cao tuổi cơ sở tại địa bàn thôn, ấp, bản, làng, phum, sóc, tổ dân phố, khu dân cư hoặc tương đương.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 22 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định Hội người cao tuổi cơ sở như sau:

Hội Người cao tuổi cơ sở
1. Hội Người cao tuổi cơ sở là nền tảng của Hội. Hội cơ sở có con dấu, tài khoản, trụ sở, được hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, Hội người cao tuổi cơ sở là hội ở xã, phường thị trấn. Hội Người cao tuổi cơ sở là nền tảng của Hội. Hội cơ sở có con dấu, tài khoản, trụ sở, được hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

Hội người cao tuổi cơ sở

Hội người cao tuổi cơ sở (Hình từ Internet).

Để tham gia Hội người cao tuổi cơ sở thì cá nhân phải đáp ứng được những điều kiện nào?

Căn cứ Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về hội viên của Hội người cao tuổi cơ sở như sau:

Hội viên
1. Công dân Việt Nam từ đủ 60 (sáu mươi) tuổi trở lên, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, được chi hội hoặc Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi cơ sở (nơi chưa có chi hội) đồng ý thì được công nhận là hội viên, được cấp thẻ hội viên. Trường hợp công dân Việt Nam từ 55 (năm mươi lăm) tuổi đến dưới 60 (sáu mươi) tuổi, tự nguyện và tích cực tham gia Hội hoặc được cử làm công tác Hội, được xem xét công nhận là hội viên.
2. Ban Thường vụ Hội quy định cụ thể về công nhận, xóa tên hội viên phù hợp Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.

Theo quy định trên thì thông thường hội viên của Hội người cao tuổi cơ sở phải từ Công dân Việt Nam từ đủ 60 (sáu mươi) tuổi trở lên, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội,được chi hội hoặc Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi cơ sở (nơi chưa có chi hội) đồng ý thì được công nhận là hội viên, được cấp thẻ hội viên.

Ban chấp hành Hội người cao tuổi cơ sở có những nhiệm vụ gì cần thực hiện khi hoạt động?

Căn cứ khoản 3 Điều 22 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về Ban chấp hành của Hội người cao tuổi cơ sở như sau:

Hội Người cao tuổi cơ sở
...
3. Ban Chấp hành Hội cơ sở
Ban Chấp hành Hội cơ sở là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa 2 (hai) kỳ Đại hội, do Đại hội bầu ra. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Khi có yêu cầu, Ban Chấp hành bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành nhưng không quá 1/3 (một phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội bầu. Ban Chấp hành họp thường kỳ 3 (ba) tháng 1 (một) lần, khi cần họp bất thường. Ban Chấp hành có nhiệm vụ:
a) Bầu Ban Thường vụ, bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch trong số các ủy viên Ban Thường vụ; bầu Trưởng ban Kiểm tra trong số ủy viên Ban Kiểm tra
b) Hướng dẫn các chi hội thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết, quyết định của Hội; Luật Người cao tuổi và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến người cao tuổi;
c) Định kỳ báo cáo với Hội cấp huyện, với cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở để xây dựng chương trình công tác và thực hiện nhiệm vụ;
d) Tham gia giám sát thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tham gia ý kiến với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương những việc có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh;
đ) Sơ kết, tổng kết công tác Hội, chuẩn bị và triệu tập đại hội khi hết nhiệm kỳ;
e) Tổ chức thi đua và khen thưởng.
...

Như vậy, Ban chấp hành Hội người cao tuổi cơ sở có những nhiệm vụ sau:

- Bầu Ban Thường vụ, bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch trong số các ủy viên Ban Thường vụ; bầu Trưởng ban Kiểm tra trong số ủy viên Ban Kiểm tra

- Hướng dẫn các chi hội thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết, quyết định của Hội; Luật Người cao tuổi và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến người cao tuổi;

- Định kỳ báo cáo với Hội cấp huyện, với cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở để xây dựng chương trình công tác và thực hiện nhiệm vụ;

- Tham gia giám sát thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tham gia ý kiến với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương những việc có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh;

- Sơ kết, tổng kết công tác Hội, chuẩn bị và triệu tập đại hội khi hết nhiệm kỳ;

- Tổ chức thi đua và khen thưởng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội Người cao tuổi

Trần Thành Nhân

Hội Người cao tuổi
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội Người cao tuổi có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội Người cao tuổi
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ tịch Hội người cao tuổi xã có thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có phải đóng bảo hiểm y tế hay không?
Pháp luật
Thành viên Ban thường vụ Hội người cao tuổi Việt Nam bao gồm những đối tượng nào? Ủy viên Ban Thường vụ Hội có được bầu là Phó chủ tịch hội không?
Pháp luật
Ban chấp hành Hội người cao tuổi Việt Nam có thẩm quyền bầu chủ tịch hội hay không? Chủ tịch hội sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Hội người cao tuổi Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào bố trí ngân sách, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho hội?
Pháp luật
Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội người cao tuổi Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào triệu tập?
Pháp luật
Cá nhân muốn tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam nhưng chưa đủ tuổi quy định thì có được phép hay không?
Pháp luật
Nộp phí Hội người cao tuổi tại địa phương được quy định như thế nào? Có phải ai cũng phải đóng phí hội người cao tuổi không?
Pháp luật
Hội Người cao tuổi Việt Nam là tổ chức gì? Địa vị pháp lý của Hội Người cao tuổi được xác định như thế nào?
Pháp luật
Ban Đại diện Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Ban Đại diện Hội Người cao tuổi sinh hoạt theo chế độ nào?
Pháp luật
Hội người cao tuổi Việt Nam là như thế nào? Người cao tuổi phải làm thế nào để phát huy vai trò của mình trong xã hội?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào