Hội người cao tuổi Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào bố trí ngân sách, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho hội?
Hội người cao tuổi Việt Nam có cơ cấu tổ chức hội như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về tổ chức của Hội người cao tuổi Việt Nam như sau:
Tổ chức Hội
1. Hội Người cao tuổi Việt Nam:
a) Đại hội đại biểu toàn quốc;
b) Ban Chấp hành;
c) Ban Kiểm tra;
d) Ban Thường vụ.
đ) Văn phòng các ban chuyên môn và pháp nhân thuộc Hội.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) trực thuộc tỉnh:
a) Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện;
b) Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện (mô hình thí điểm) tại 13 tỉnh.
3. Hội Người cao tuổi xã, phường, thị trấn (gọi chung là cơ sở).
4. Chi hội, tổ hội người cao tuổi thuộc Hội Người cao tuổi cơ sở tại địa bàn thôn, ấp, bản, làng, phum, sóc, tổ dân phố, khu dân cư hoặc tương đương.
Theo đó, Hội người cao tuổi Việt Nam có cơ cấu tổ chức gồm:
- Đại hội đại biểu toàn quốc;
- Ban Chấp hành;
- Ban Kiểm tra;
- Ban Thường vụ.
- Văn phòng các ban chuyên môn và pháp nhân thuộc Hội.
Hội người cao tuổi Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội người cao tuổi Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào bố trí ngân sách, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho hội?
Căn cứ Điều 29 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ như sau:
Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về công tác người cao tuổi;
b) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về người cao tuổi, chương trình, kế hoạch về công tác người cao tuổi;
c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về người cao tuổi;
d) Thực hiện hợp tác quốc tế về người cao tuổi;
đ) Thực hiện công tác báo cáo về người cao tuổi;
e) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê về người cao tuổi;
g) Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ ban hành và tổ chức thực hiện quy định về bồi dưỡng người làm công tác người cao tuổi;
h) Chủ trì phối hợp với Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ và bồi dưỡng nhân viên chăm sóc người cao tuổi;
i) Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch các cơ sở chăm sóc người cao tuổi trong cả nước.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng; hướng dẫn việc quản lý bệnh mạn tính của người cao tuổi;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh tim mạch, tiểu đường, an-dây-mơ (alzheimer) và các bệnh mạn tính khác, bệnh về sức khoẻ sinh sản của người cao tuổi;
c) Đào tạo, bồi dưỡng thầy thuốc, nhân viên y tế chuyên ngành lão khoa.
3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành quy định về tổ chức, chế độ, chính sách đối với người làm công tác người cao tuổi.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn việc bố trí ngân sách thực hiện chính sách chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi và hỗ trợ kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền các dự án nhà nước về chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi; chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống kê về người cao tuổi.
6. Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch chỉ đạo việc hỗ trợ người cao tuổi trong các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch; chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ qua
Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bố trí ngân sách, hỗ trợ kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam là Bộ Tài chính.
Kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt nam được lấy từ những nguồn nào?
Căn cứ Điều 26 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam như sau:
Kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam
1. Kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
b) Hội phí của hội viên;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Hội người cao tuổi Việt Nam quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật
Tại Điều 26 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về tài chính của Hội người cao tuổi Việt Nam như sau:
Tài chính
Tài chính của Hội, gồm:
1. Kinh phí do Nhà nước hỗ trợ gắn với nhiệm vụ nhà nước giao;
2. Hội phí;
3. Tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
4. Nguồn thu từ các hoạt động hợp pháp của Hội.
Như vậy, kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam được lấy từ những nguồn như:
- Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
- Hội phí của hội viên;
- Tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Nguồn thu từ các hoạt động hợp pháp của Hội.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội Người cao tuổi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?