Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị thì có đương nhiên bị vô hiệu theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm không?
Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về tài sản trên giá trị như sau:
Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị
1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
…
Như vậy, hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu như sau:
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại;
c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
…
Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, khi rơi vào một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 dẫn đến hợp đồng bảo hiểm vô hiệu.
Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, ai là người có lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm thì có bị vô hiệu không?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin như sau:
Trách nhiệm cung cấp thông tin
1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường;
b) Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này.
Như vậy, nếu bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật dẫn đến việc xác lập một hợp đồng bảo hiểm trên giá trị thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra, việc cung cấp thông tin sai sự thật này cũng là một trong những căn cứ dẫn đến hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 nên doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng bảo hiểm tài sản này vô hiệu.
Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm thì có bị vô hiệu không?
Căn cứ khoản 2 Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về hợp đồng bảo hiểm trên giá trị như sau:
Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị
….
2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.
Theo đó, khi hợp đồng bảo hiểm trên giá trị được ký kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm thì hợp đồng này không đương nhiên bị vô hiệu mà nó sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với giá trị thực tế của tài sản đó.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan.
Và khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.
Như vậy, việc bạn và doanh nghiệp bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm trên giá trị là do lỗi vô ý của bạn nên hợp đồng này sẽ không đương nhiên bị vô hiệu. Thay vào đó, nó sẽ được điều chỉnh để số tiền bảo hiểm bằng với giá trị thực tế của tài sản đó.
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn lại cho bạn số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan.
Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng bảo hiểm tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?