Hợp đồng dịch vụ thoát nước có bắt buộc phải có nội dung giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải không?
- Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải là gì?
- Hợp đồng dịch vụ thoát nước có bắt buộc phải có nội dung giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải không?
- Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được điều chỉnh khi nào và ai có thẩm quyền điều chỉnh?
- Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được xác định dựa theo nguyên tắc và phương pháp nào?
Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải là gì?
Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được giải thích tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 80/2014/NĐ-CP là toàn bộ chi phí sản xuất được tính đúng, tính đủ và mức lợi nhuận hợp lý cho một mét khối nước thải (1m3) để thực hiện các nhiệm vụ thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là dịch vụ thoát nước).
Hợp đồng dịch vụ thoát nước có bắt buộc phải có nội dung giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải không?
Hợp đồng dịch vụ thoát nước bao gồm các nội dung chính được quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 80/2014/NĐ-CP sau đây:
Hợp đồng dịch vụ thoát nước
1. Hợp đồng dịch vụ thoát nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa đơn vị thoát nước với hộ thoát nước (trừ hộ gia đình) xả nước thải vào hệ thống thoát nước.
2. Hợp đồng dịch vụ thoát nước bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Chủ thể hợp đồng;
b) Điểm đấu nối;
c) Khối lượng, chất lượng nước thải xả vào hệ thống;
d) Chất lượng dịch vụ;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Giá dịch vụ thoát nước, phương thức thanh toán;
g) Xử lý vi phạm hợp đồng;
h) Các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
3. Bộ Xây dựng ban hành mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước.
Theo đó, hợp đồng dịch vụ thoát nước bao gồm các nội dung chính nêu trên và trong đó phải có nội dung về giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải, phương thức thanh toán.
Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (Hình từ Internet)
Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được điều chỉnh khi nào và ai có thẩm quyền điều chỉnh?
Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được điều chỉnh khi nào và ai có thẩm quyền điều chỉnh, thì căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 42 Nghị định 80/2014/NĐ-CP sau đây:
Điều chỉnh giá dịch vụ thoát nước
1. Giá dịch vụ thoát nước được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự đầu tư thay đổi cơ bản về công nghệ xử lý nước thải, chất lượng dịch vụ;
b) Khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, định mức kinh tế kỹ thuật;
c) Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và thu nhập của người dân có thay đổi.
2. Thẩm quyền điều chỉnh giá dịch vụ thoát nước thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.
3. Đối với khu vực đô thị hệ thống thu gom và xử lý nước thải được đầu tư từ nguồn vốn ODA, giá sử dụng dịch vụ thoát nước và lộ trình điều chỉnh giá sử dụng dịch vụ thoát nước tuân thủ theo hiệp định ký kết giữa nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam.
Theo đó, giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
- Khi có sự đầu tư thay đổi cơ bản về công nghệ xử lý nước thải, chất lượng dịch vụ;
- Khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, định mức kinh tế kỹ thuật;
- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và thu nhập của người dân có thay đổi.
Thẩm quyền điều chỉnh giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được thực hiện như sau:
- Đối với hệ thống thoát nước được đầu tư từ ngân sách nhà nước: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước, Sở Tài chính tổ chức thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Đối với hệ thống thoát nước được đầu tư từ các nguồn vốn khác: Chủ sở hữu hệ thống thoát nước tổ chức lập và trình giá dịch vụ thoát nước, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Đối với khu công nghiệp: Giá dịch vụ thoát nước do chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp thỏa thuận với các chủ đầu tư trong khu công nghiệp và quyết định về mức giá. Trước khi quyết định phải có ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước và cơ quan quản lý giá tại địa phương.
Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được xác định dựa theo nguyên tắc và phương pháp nào?
Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được xác định dựa theo nguyên tắc và phương pháp được quy định tại Điều 38 Nghị định 80/2014/NĐ-CP sau đây:
- Giá dịch vụ thoát nước gắn với chất lượng cung cấp dịch vụ thoát nước và không phân biệt đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân trong hay ngoài nước, phù hợp với các chế độ, chính sách của Nhà nước.
- Trong trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng, tính đủ các chi phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải và mức lợi nhuận hợp lý thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải cấp bù từ ngân sách địa phương để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị thoát nước.
- Việc định giá dịch vụ thoát nước phải căn cứ vào khối lượng nước thải và hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải.
- Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thoát nước. Và nội dung này được hướng dẫn bởi Thông tư 13/2018/TT-BXD.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ thoát nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?