Hợp đồng trao đổi tài sản có phải công chứng, chứng thực không? Mẫu Hợp đồng trao đổi tài sản mới nhất hiện nay?
Hợp đồng trao đổi tài sản có phải công chứng, chứng thực không?
Hợp đồng trao đổi tài sản được quy định tại Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hợp đồng trao đổi tài sản
1. Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.
2. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.
3. Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo quy định này thì hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.
Như vậy, trường hợp pháp luật có quy định phải công chứng, chứng thực thì hợp đồng trao đổi tài sản cần phải được cống chứng, chứng thực.
Hợp đồng trao đổi tài sản có phải công chứng, chứng thực không? Mẫu Hợp đồng trao đổi tài sản mới nhất hiện nay? (hình từ internet)
Chất lượng của tài sản được trao đổi được quy định ra sao? Do các bên thỏa thuận đúng không?
Tại Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Hợp đồng trao đổi tài sản
...
4. Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 430 đến Điều 439, từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản.
Dẫn chiếu đến Điều 432 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chất lượng của tài sản được trao đổi như sau:
- Chất lượng của tài sản mua bán do các bên thỏa thuận.
- Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khi các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.
+ Trường hợp không có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Như vậy, chất lượng của tài sản được trao đổi được thực hiện như trên, các bên được quyền thỏa thuận về chất lượng tài sản nhưng vẫn phải đảm bảo tuân theo quy định tại Điều 432 Bộ luật Dân sự 2015.
Mẫu hợp đồng trao đổi tài sản mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hướng dẫn soạn thảo?
Hiện nay Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản liên quan không hướng dẫn về mẫu hợp đồng trao đổi tài sản. Tuy nhiên về cơ bản, hợp đồng trao đổi tài sản có thể có các nội dung sau:
(1) Loại tài sản dùng để trao đổi;
(2) Phương thức trao đổi tài sản;
(3) Phương thức thanh toán giá trị chênh lệch;
(4) Quyền sở hữu đối với tài sản trao đổi;
(5) Việc nộp thuế và lệ phí công chứng;
(6) Phương thức giải quyết tranh chấp;
(7) Cam đoan của các bên.
Dưới đây là mẫu hợp đồng trao đổi tài sản (chỉ mang giá trị tham khảo):
Tải về Mẫu hợp đồng trao đổi tài sản mới nhất hiện nay
Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng trao đổi tài sản:
Thông tin chủ thể hợp đồng gồm chủ thể của hai tài sản cần trao đổi phải ghi chi tiết: tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, nếu là ủy quyền thì ghi rõ thông tin của người ủy quyền và giấy ủy quyền;
Điều 1: Tài sản trao đổi: Ghi rõ tên tài sản, đặc điểm tài sản của cả hai tài sản trao đổi, chênh lệch gái trị của hai tài sản;
Điều 3: Phương thức thanh toán theo thỏa thuận của hai bên;
Điều 4: Quyền sở hữu đối với tài sản trao đổi được chuyển cho mỗi bên kể từ thời điểm bên đó nhận tài sản trao đổi.
Lưu ý:
- Hợp đồng trao đổi tài sản cần được lập thành văn bản và có đầy đủ các điều khoản cần thiết để đảm bảo tính pháp lý.
- Hai bên cần thỏa thuận rõ ràng về các nội dung của hợp đồng trước khi ký kết.
- Ngoại trừ các trường hợp bắt buộc công chứng, chứng thực hợp đồng thì các bên vẫn nên công chứng hợp đồng để tăng tính pháp lý.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng trao đổi tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Gia hạn thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có phải thực hiện thủ tục niêm yết giá không?
- Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?