Hợp đồng vận chuyển tài sản là gì? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tài sản trong lúc vận chuyển do ai chịu trách nhiệm?
Hợp đồng vận chuyển tài sản là gì?
Theo Điều 530 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vận chuyển tài sản như sau:
“Điều 530. Hợp đồng vận chuyển tài sản
Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.”
Về hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản được quy định tại Điều 531 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 531. Hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản
1. Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên.”
Theo đó, hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Hợp đồng vận chuyển tài sản
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển tài sản?
Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển tài sản được quy định tại Điều 534 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 535 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 534. Nghĩa vụ của bên vận chuyển
1. Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn.
2. Giao tài sản cho người có quyền nhận.
3. Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
5. Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 535. Quyền của bên vận chuyển
1. Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác.
2. Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn.
4. Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.”
Theo đó, bên vận chuyển tài sản có quyền:
- Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác.
- Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn.
- Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết
Đồng thời, có nghĩa vụ:
- Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn.
- Giao tài sản cho người có quyền nhận.
- Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Đối với quyền và nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển được quy định tại Điều 536 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 537 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 536. Nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển
1. Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn, phương thức đã thỏa thuận.
2. Cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển.
3. Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thỏa thuận. Trường hợp bên thuê vận chuyển trông coi tài sản mà tài sản bị mất, hư hỏng thì không được bồi thường.
Điều 537. Quyền của bên thuê vận chuyển
1. Yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thỏa thuận.
2. Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển.”
Theo đó, bên thuê vận chuyển được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi luật quy định như trên.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tài sản trong lúc vận chuyển do ai chịu trách nhiệm?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển tài sản được quy định tại Điều 541 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 541. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất hoặc hư hỏng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 536 của Bộ luật này.
2. Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
3. Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sự kiện bất khả kháng như sau:
“Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
[...]”
Theo đó, trường hợp xe vận chuyển trái cây gặp tai nạn giao thông phải xét xem đây có phải là trường hợp bất khả kháng hay không. Theo quan điểm người viết, việc tai nạn giao thông xảy ra là sự kiện không thể lường trước được, cũng như khi tai nạn xảy ra trái cây bị thiệt hại hư hỏng là việc không thể tránh khỏi do va chạm, rơi rớt dù khắc phục thì trái cây cũng không thể trở về tình trạng ban đầu. Nên trường hợp này được xem là sự kiện bất khả kháng. Và theo khoản 3 Điều 541 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại đối với sự kiện bất khả kháng.
Châu Mỹ Ngọc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?