Hướng dẫn quy đổi mức lương theo tháng trong trường hợp trả lương theo ngày cho người sử dụng lao động?

Hướng dẫn quy đổi mức lương theo tháng trong trường hợp trả lương theo ngày? Người lao động có được thỏa thuận việc hưởng lương theo tháng hay theo ngày với người sử dụng lao động không? Kỳ hạn trả lương trong trường hợp người lao động hưởng lương theo tháng được quy định thế nào?

Hướng dẫn quy đổi mức lương theo tháng trong trường hợp trả lương theo ngày?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về áp dụng mức lương tối thiểu như sau:

Áp dụng mức lương tối thiểu
...
3. Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
a) Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
...

Như vậy, việc quy đổi mức lương theo tháng trong trường hợp trả lương theo ngày được thực hiện như sau:

Mức lương tháng = Mức lương ngày x số ngày làm việc bình thường trong tháng.

Ví dụ: Người lao động có số ngày làm việc bình thường trong tháng là 26 ngày, áp dụng hình thức trả lương theo ngày là 300.000 đồng một ngày.

Theo đó, mức lương tháng = 300.000 x 26 = 7.800.000 (đồng)

Lưu ý: Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo ngày khi quy đổi theo tháng không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

Trong đó, mức lương tối thiểu tháng được quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:

+ Mức lương tối thiểu tháng tại Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng

+ Mức lương tối thiểu tháng tại Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng

+ Mức lương tối thiểu tháng tại Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng

+ Mức lương tối thiểu tháng tại Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng

Người lao động làm việc trên địa bàn thuộc vùng nào được xác định theo Phụ lục Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.

TẢI VỀ Phụ lục Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu

Hướng dẫn quy đổi mức lương theo tháng trong trường hợp trả lương theo ngày cho người sử dụng lao động?

Hướng dẫn quy đổi mức lương theo tháng trong trường hợp trả lương theo ngày cho người sử dụng lao động? (Hình từ Internet)

Người lao động có được thỏa thuận việc hưởng lương theo tháng hay theo ngày với người sử dụng lao động không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Hình thức trả lương
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
...

Theo đó, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn về hình thức trả lương như sau:

Hình thức trả lương
Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:
a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
a1) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;
a2) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
a3) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
...

Đối chiếu với quy định trên, người lao động có thể thỏa thuận về việc hưởng lương theo tháng hay theo ngày với người sử dụng lao động.

Lưu ý:

- Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;

- Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc.

Kỳ hạn trả lương trong trường hợp người lao động hưởng lương theo tháng được quy định thế nào?

Kỳ hạn trả lương được quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
...

Như vậy, trường hợp người lao động hưởng lương theo tháng thì được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

Lưu ý: Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền lương

Phan Thị Như Ý

Tiền lương
Người lao động
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiền lương có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiền lương Người lao động
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương của người lao động là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương?
Pháp luật
Người lao động làm việc cho ai và chịu sự quản lý của ai? Chính sách của Nhà nước dành cho người lao động?
Pháp luật
Người lao động làm việc sau tuổi nghỉ hưu có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Người cao tuổi đi làm thì có được giảm giờ làm không?
Pháp luật
Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Mẫu email đề xuất tăng lương bằng tiếng Anh chuyên nghiệp dành cho người lao động? Lưu ý khi viết email?
Pháp luật
Dựa vào đâu để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động? Có cần ban hành quy định riêng để xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc không?
Pháp luật
Người lao động đi trễ về sớm vẫn được nhận nguyên lương trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Hàng hóa sức lao động là gì? Hàng hóa sức lao động mang yếu tố nào? Bóc lột sức lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Pháp luật
Job là gì? Người lao động có được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị tăng lương thâm niên dành cho người lao động tại các doanh nghiệp? Thời hạn tăng lương tối thiểu là bao lâu?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào