Huy chương vàng Olympic đầu tiên của Việt Nam? Việt Nam có bao nhiêu huy chương Olympic năm nay? Mức tiền thưởng khi đạt huy chương vàng Olympic?
Việt Nam có bao nhiêu huy chương Olympic năm nay? Huy chương vàng Olympic đầu tiên của Việt Nam?
Căn cứ theo Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 như sau:
...
8. Nâng cao hiệu quả, đổi mới mô hình hoạt động, cách thức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, phát triển thể thao chuyên nghiệp toàn diện, bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Chương trình Bơi an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em và Đề án tổng thể Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Chuẩn bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật lần thứ 6 (AIMAG6) tại Thái Lan; Thế vận hội Olympic lần thứ 33 và Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 tại Pháp.
...
Theo đó, Thế vận hội Olympic năm nay là Thế vận hội Olympic lần thứ 33 được tổ chức tại Pháp.
Đồng thời, tính đến thời điểm hiện tại thì Việt Nam chưa có huy chương nào tại Thế vận hội Olympic năm nay. Và Huy chương vàng Olympic đầu tiên của Việt Nam là Huy chương vàng của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympic Rio 2016.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Huy chương vàng Olympic đầu tiên của Việt Nam? Việt Nam có bao nhiêu huy chương Olympic năm nay? Mức tiền thưởng khi đạt huy chương vàng Olympic? (Hình từ Internet)
Mức tiền thưởng khi đạt huy chương vàng Olympic là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 152/2018/NĐ-CP như sau:
Mức thưởng bằng tiền đối với các huấn luyện viên, vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế
1. Vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế được hưởng mức thưởng bằng tiền theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Môn thể thao nhóm I, nhóm II, nhóm III quy định trên cơ sở các môn thể thao được đưa vào chương trình thi đấu Đại hội Olympic, Đại hội thể thao châu Á và các giải thi đấu thể thao quốc tế khác.
...
Theo đó, vận động viên lập thành tích tại các đại hội thể thao quốc tế sẽ nhận được mức tiền thưởng theo quy định pháp luật.
Mức tiền thưởng cụ thể đối với vận động viên thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế theo Phụ lục I Nghị định số 152/2018/NĐ-CP như sau:
TT | Tên cuộc thi | HCV | HCB | HCĐ | Phá kỷ lục |
I | Đại hội thể thao | ||||
1 | Đại hội Olympic | 350 | 220 | 140 | +140 |
2 | Đại hội Olympic trẻ | 80 | 50 | 30 | +30 |
3 | Đại hội thể thao châu Á | 140 | 85 | 55 | +55 |
4 | Đại hội thể thao Đông Nam Á | 45 | 25 | 20 | +20 |
Theo đó, vận động viên của Việt Nam khi đạt huy chương vàng trong Thế vận hội Olympic lần thứ 33 sẽ được thưởng 350 triệu đồng và nếu phá được kỷ lục sẽ thưởng thêm 140 triệu.
Như vậy, mức tiền thưởng kèm theo khi vận động viên Việt Nam đạt huy chương vàng tại Thế vận hội Olympic là 350 triệu đồng.
Lưu ý: Mức tiền thưởng nêu trên dựa theo quy định pháp luật.
Quyền hạn của Ủy ban Olympic Việt Nam trong hoạt động thể thao Olympic của đất nước là gì?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Ủy ban Olympic Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1361/QĐ-BNV năm 2012 thì trong hoạt động thể thao Olympic của đất nước Ủy ban Olympic Việt Nam có những quyền hạn sau:
- Kiến nghị, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cơ chế, chính sách phát triển phong trào thể dục thể thao theo quy định của pháp luật.
- Quan hệ chặt chẽ với IOC, các Liên đoàn Thể thao Quốc tế (IFs), Hiệp hội các Ủy ban Olympic quốc gia (ANOC), OCA, SEAGF, Ủy ban Olympic quốc gia, vùng lãnh thổ (NOCs) theo quy định của pháp luật nhằm đóng góp tích cực cho sự phát triển đúng đắn của phong trào Olympic quốc tế.
- Ký kết các văn bản hợp tác với NOCs và các tổ chức quốc tế khác theo quy định của pháp luật.
- Cử đại biểu tham dự các cuộc họp của IOC, OCA, SEAGF và các tổ chức quốc tế khác theo quy định của pháp luật.
- Huy động các nguồn lực của xã hội, thu hút các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế; tổ chức các hoạt động kinh tế, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Ủy ban Olympic Việt Nam.
- Ban hành và đảm bảo thực hiện các quy định về tổ chức các Đại hội Thể dục thể thao, các sự kiện thể thao khác thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Olympic Việt Nam theo quy định của pháp luật và Hiến chương Olympic.
- Sở hữu các quyền phát sinh từ các sự kiện thuộc quyền quản lý của Ủy ban Olympic Việt Nam bao gồm quyền về tài chính, bản quyền truyền hình, truyền thông; quảng bá, tiếp thị và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Cấp phép sử dụng biểu tượng, biểu trưng, cờ, khẩu hiệu, hình ảnh, âm thanh và các hình thức dữ liệu khác thuộc quyền quản lý của Ủy ban Olympic Việt Nam.
- Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về hội.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thế vận hội Olympic có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?