Kế hoạch An ninh Bến cảng, Nhân viên An ninh Bến cảng hay công tác đào tạo, huấn luyện và thực tập an ninh bến cảng được Bộ luật ISPS quy định như thế nào?
Kế hoạch An ninh Bến cảng quy định thế nào?
Mục 16 Phần A Phụ lục Bộ luật ISPS Bộ luật Quốc tế về anh ninh tàu và bến cảng và bổ sung sửa đổi 2002 của Solas thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2002 (gọi tắt là Bộ luật ISPS) quy định Kế hoạch An ninh Bến cảng như sau:
- Kế hoạch An ninh Bến cảng phải được lập và duy trì, trên cơ sở đánh giá an ninh bến cảng, cho mỗi bến cảng, thích hợp cho giao tiếp tàu/cảng. Kế hoạch phải đưa ra các quy định đối với ba cấp độ an ninh như định nghĩa trong Phần này của Bộ luật.
+ Theo các quy định của phần 16.2, Tổ chức an ninh được công nhận có thể chuẩn bị Kế hoạch An ninh Bến cảng của một bến cảng nào đó.
- Kế hoạch An ninh Bến cảng phải được Chính phủ Ký kết, mà bến cảng thuộc chủ quyền của họ, phê duyệt.
- Kế hoạch như vậy phải được lập có lưu ý đến hướng dẫn nêu ở phần B của Bộ luật và phải được viết bằng ngôn ngữ làm việc của bến cảng. Kế hoạch tối thiểu phải nêu rõ:
+ Các biện pháp được thiết lập để ngăn ngừa đưa vào bến cảng hoặc lên tàu vũ khí hoặc bất kỳ các hóa chất và thiết bị nguy hiểm nào dự định sử dụng vào mục đích tấn công người, tàu hoặc bến cảng và việc vận chuyển chúng là bất hợp pháp;
+ Các biện pháp được thiết lập để ngăn ngừa việc tiếp cận trái phép bến cảng, tàu đậu tại bến cảng và các khu vực hạn chế của bến cảng;
+ Các qui trình đối phó đe dọa an ninh hoặc vi phạm an ninh kể cả các quy định về việc duy trì những hoạt động khẩn cấp của bến cảng hoặc giao tiếp tàu/cảng;
+ Các qui trình tuân thủ hướng dẫn an ninh bất kỳ do Chính phủ Ký kết, mà bến cảng thuộc chủ quyền, đưa ra ở cấp độ an ninh 3;
+ Các qui trình sơ tán trong trường hợp có sự đe dọa an ninh hoặc vi phạm an ninh;
+ Nhiệm vụ của nhân viên bến cảng được phân công trách nhiệm về an ninh và nhiệm vụ của những người khác trong bến cảng về các lĩnh vực an ninh;
+ Các qui trình về phối hợp với các hoạt động an ninh của tàu;
+ Các qui trình về soát xét định kỳ và cập nhật kế hoạch;
+ Các qui trình về báo cáo sự cố an ninh;
+ Nhận biết Nhân viên An ninh Bến cảng, kể cả chi tiết liên lạc 24/24 giờ;
+ Các biện pháp đảm bảo an ninh thông tin trong kế hoạch;
+ Các biện pháp được thiết lập để đảm bảo an ninh hiệu quả đối với hàng hóa và thiết bị làm hàng trong bến cảng;
+ Các qui trình đánh giá Kế hoạch An ninh Bến cảng;
+ Các qui trình ứng phó trong trường hợp hệ thống báo động an ninh tàu tại bến cảng hoạt động; và
+ Các qui trình tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi bờ của thuyền viên hoặc thay đổi nhân sự cũng như việc tiếp cận của khách lên tàu, kể cả đại diện của các tổ chức phúc lợi thuyền viên và công đoàn.
- Những người thực hiện đánh giá nội bộ về các hoạt động an ninh nêu trong kế hoạch hoặc đánh giá việc triển khai kế hoạch phải độc lập với hoạt động được đánh giá trừ khi điều này không thực tế do qui mô và đặc tính của bến cảng.
- Kế hoạch An ninh Bến cảng có thể kết hợp với, hoặc là một phần của, kế hoạch an ninh toàn bộ cảng hoặc, kế hoạch hoặc các kế hoạch sự cố khác của toàn bộ cảng.
- Chính phủ Ký kết mà bến cảng thuộc chủ quyền phải xác định những thay đổi nào trong Kế hoạch An ninh Bến cảng không phải thực hiện trừ khi những bổ sung sửa đổi phù hợp của kế hoạch được họ phê duyệt.
- Kế hoạch có thể được lưu giữ ở dạng điện tử, trong trường hợp như vậy nó phải được bảo vệ bằng các qui trình ngăn ngừa bị xóa, phá hủy hoặc sửa đổi trái phép.
- Kế hoạch phải được bảo vệ ngăn ngừa tiếp cận trái phép hoặc để lộ.
- Các Chính phủ Ký kết có thể cho phép một Kế hoạch An ninh Bến cảng áp dụng cho nhiều hơn một bến cảng nếu cơ quan khai thác, vị trí, hoạt động, thiết bị và thiết kế của các bến cảng này tương tự. Bất kỳ Chính Phủ ký kết nào cho phép như vậy phải thông báo chi tiết cho Tổ chức.
Bến cảng
Nhân viên An ninh Bến cảng quy định như thế nào?
Mục 17 Phần A Phụ lục của Bộ luật ISPS quy định:
- Nhân viên An ninh Bến cảng phải được bổ nhiệm cho mỗi bến cảng. Một người có thể được bổ nhiệm là Nhân viên An ninh Bến cảng cho một hoặc nhiều bến cảng.
- Ngoài những nhiệm vụ nêu ở các quy định khác trong Phần này của Bộ luật, nhiệm vụ và trách nhiệm của Nhân viên An ninh Bến cảng phải bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn trong:
+ Thực hiện kiểm tra an ninh toàn diện lần đầu bến cảng có lưu ý đến đánh giá an ninh bến cảng liên quan;
+ Đảm bảo xây dựng và duy trì Kế hoạch An ninh Bến cảng;
+ Triển khai và luyện tập Kế hoạch An ninh Bến cảng;
+ Thực hiện kiểm tra an ninh định kỳ của bến cảng để đảm bảo tính liên tục của các biện pháp an ninh phù hợp;
+ Khuyến nghị và kết hợp, nếu phù hợp, sửa đổi Kế hoạch An ninh Bến cảng để khắc phục các khiếm khuyết và để cập nhật kế hoạch, có lưu ý đến những thay đổi tương ứng của bến cảng;
+ Nâng cao nhận thức và cảnh giác an ninh của nhân viên bến cảng;
+ Đảm bảo việc đào tạo thích hợp cho những người có trách nhiệm về an ninh của bến cảng;
+ Báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền phù hợp và lưu giữ các biên bản về những sự việc đe dọa an ninh của bến cảng;
+ Phối hợp triển khai Kế hoạch An ninh Bến cảng với (các) Nhân viên An ninh Công ty và tàu;
+ Phối hợp với các dịch vụ an ninh, nếu phù hợp;
+ Đảm bảo rằng các tiêu chuẩn đối với người chịu trách nhiệm về an ninh của bến cảng được thỏa mãn;
+ Đảm bảo các thiết bị an ninh , nếu có, được hoạt động, thử, hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng cách; và
+ Trợ giúp các Sĩ quan An ninh Tàu khi được yêu cầu trong việc khẳng định nhận dạng những người tìm cách lên tàu.
- Nhân viên An ninh Bến cảng phải nhận được sự hỗ trợ cần thiết để hoàn thành những nhiệm vụ và trách nhiệm của họ được nêu trong Chương XI-2 và Phần này của Bộ luật.
Đào tạo, huấn luyện và thực tập an ninh bến cảng quy định ra sao?
Mục 18 Phần A Phụ lục của Bộ luật ISPS quy định:
- Nhân viên An ninh Bến cảng và những nhân viên an ninh phù hợp của bến cảng phải có kiến thức và được đào tạo, lưu ý đến hướng dẫn nêu trong phần B của Bộ luật này.
- Nhân viên an ninh bến cảng có những nhiệm vụ an ninh riêng phải hiểu được những nhiệm vụ và trách nhiệm của họ đối với an ninh bến cảng, được nêu trong Kế hoạch An ninh Bến cảng và phải có đủ kiến thức và khả năng để thực hiện những nhiệm vụ được giao, lưu ý đến hướng dẫn nêu trong phần B của Bộ luật này.
- Để đảm bảo việc triển khai hiệu quả Kế hoạch An ninh Bến cảng, các đợt thực tập phải được thực hiện ở những khoảng thời gian phù hợp, lưu ý đến hình thức hoạt động của bến cảng, sự thay đổi nhân sự của bến cảng, kiểu tàu mà bến cảng phục vụ và các hoàn cảnh liên quan khác, lưu ý đến hướng dẫn nêu trong phần B của Bộ luật này.
- Nhân viên An ninh Bến cảng phải đảm bảo phối hợp và triển khai hiệu quả Kế hoạch An ninh Bến cảng bằng việc tham gia vào các đợt huấn luyện ở những khoảng thời gian phù hợp, lưu ý đến hướng dẫn nêu trong phần B của Bộ luật này.
An ninh Bến cảng rất được chú trọng, vì vậy Kế hoạch An ninh Bến cảng, Nhân viên An ninh Bến cảng, hay công tác đào tạo, huấn luyện và thực tập an ninh bến cảng cũng được Bộ luật ISPS quy định rõ ràng và cụ thể.
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bến cảng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?