Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ giao thông vận tải ban hành nhằm mục đích gì?
Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ giao thông vận tải ban hành nhằm mục đích gì?
Mục đích của việc ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định tại tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1664/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 với mục đích:
a) Cung cấp thông tin pháp lý cho doanh nghiệp; phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ pháp chế doanh nghiệp.
b) Đảm bảo tính chủ động, thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai và phối hợp thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
c) Hỗ trợ đầy đủ nội dung cơ bản các quy định pháp luật hiện hành và áp dụng các văn bản pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật; hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
...
Như vậy, kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành với những mục đích chính sau:
- Cung cấp các thông tin pháp lý cho doanh nghiệp
- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp.
- Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ pháp chế doanh nghiệp.
- Đảm bảo tính chủ động, thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai và phối hợp thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Hỗ trợ đầy đủ nội dung cơ bản các quy định pháp luật hiện hành và áp dụng các văn bản pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật; hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ giao thông vận tải ban hành nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 4 Nghị định 55/2019/NĐ-CP như sau:
- Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực; bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; không chồng chéo, trùng lặp.
- Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
- Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được ưu tiên thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý.
- Căn cứ nguồn lực, chương trình hỗ trợ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quyết định hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hơn nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện được hỗ trợ trước;
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật;
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ trước được hỗ trợ trước.
- Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh nghiệp có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Trách nhiệm của doanh nghiệp được quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 55/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
...
7. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có trách nhiệm:
a) Phối hợp với các cơ quan nhà nước và tổ chức đại diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định này;
b) Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định có liên quan, trình tự, thủ tục để thụ hưởng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Nghị định này;
c) Thụ hưởng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.
Như vậy, doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý như sau:
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước và tổ chức đại diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý
- Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định có liên quan, trình tự, thủ tục để thụ hưởng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
- Thụ hưởng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hỗ trợ pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?