Kết cấu bảo vệ đê biển là gì? Yêu cầu chung đối với kết cấu bảo vệ đê biển được quy định như thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến kết cấu bảo vệ đê biển. Cho tôi hỏi kết cấu bảo vệ đê biển là gì? Yêu cầu chung đối với kết cấu bảo vệ đê biển được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh N.T.H ở Đồng Tháp.

Kết cấu bảo vệ đê biển là gì? Yêu cầu chung đối với kết cấu bảo vệ đê biển được quy định như thế nào?

Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11736:2017 thì kết cấu bảo vệ đê biển là các hạng mục công trình được xây dựng nhằm chống sạt lở bờ biển và đê biển.

Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11736:2017 thì kết cấu bảo vệ đê biển phải đảm bảo những yêu cầu chung sau:

- Phải đảm bảo các hệ số an toàn và ổn định tương ứng với cấp công trình được quy định tại điều 5 của TCVN 9901 : 2014.

- Các loại vật liệu sử dụng để thiết kế, chế tạo kết cấu đều phải đảm bảo bền vững dưới tác động phá hoại của nước biển, áp lực sóng, gió, dòng chảy, mưa và các yếu tố phá hoại khác.

- Khi sử dụng sợi Polypropylen làm cốt liệu cho bê tông phải tuân thủ theo EN 14889-2 hoặc ASTM C1116-03. Tỷ lệ pha trộn sợi Polypropylen trong thành phần hỗn hợp vữa bê tông xác định bằng thực nghiệm đảm bảo bê tông đạt các yêu cầu kỹ thuật chỉ dẫn trong thiết kế.

- Mác bê tông dùng để chế tạo kết cấu và mác vữa dùng để gắn kết các kết cấu bảo vệ đê biển phụ thuộc vào đặc điểm làm việc của kết cấu nhưng không thấp hơn M30.

- Thiết kế và thi công các loại kết cấu bảo vệ bằng vật liệu đá phải tuân thủ các quy định có liên quan được nêu trong TCVN 5573 : 2011 và TCVN 4085 : 2011.

- Thiết kế, chế tạo, thi công và lắp đặt các loại kết cấu bê tông, bê tông cốt thép phải tuân thủ các quy định có liên quan trong TCVN 9139 : 2012, TCVN 9346 : 2012 và tại 7.4 của tiêu chuẩn này.

- Đối với các loại kết cấu bảo vệ là bê tông khối lớn, công tác thi công và nghiệm thu phải tuân thủ TCVN 9341 : 2012 và các quy định khác có liên quan được nêu trong tiêu chuẩn này.

- Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép không nhỏ hơn 50 mm áp dụng cho mọi điều kiện làm việc của kết cấu và mác bê tông.

- Thiết kế và thi công tầng lọc cho những bộ phận kết cấu có yêu cầu bố trí tầng lọc phải tuân thủ quy định trong TCVN 8422 : 2010.

- Thiết kế đường giao thông phục vụ thi công, lắp đặt kết cấu bảo vệ phải tuân thủ quy định trong TCVN 9162 : 2012.

- Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của công trình như mặt bằng thi công, đặc điểm làm việc của kết cấu, thời gian và thời điểm thi công, khối lượng xây lắp để tổ chức thi công và phân đoạn thi công cho phù hợp. Cần tranh thủ tối đa thời gian triều cạn để thi công lắp đặt trước các bộ phận công trình ngập nước. Các bộ phận kết cấu này sau khi thi công xong phải đảm bảo không bị sóng đánh và dòng ven bờ gây hư hại, tổn thất.

- Trường hợp phải bố trí công trình tạm thời phục vụ thi công như làm đê quây, mực nước thiết kế các hạng mục công trình này là mực nước lớn nhất trong thời đoạn thi công tương ứng với tần suất thiết kế (p), quy định như sau:

- Công trình từ cấp III đến cấp V: p = 10%;

- Công trình cấp I, cấp II: p = 5 %.

- Thiết kế và thi công một số loại kết cấu bảo vệ có yêu cầu phải đào móng và làm khô hố móng theo quy định trong TCVN 9903 : 2014.

- Phải tuân thủ các điều kiện về an toàn lao động và đảm bảo an toàn lao động trong tất cả các công đoạn từ khảo sát đến gia công chế tạo và thi công lắp đặt kết cấu ngoài hiện trường, được quy định trong TCVN 5308 : 1991.

Kết cấu bảo vệ đê biển

Kết cấu bảo vệ đê biển (Hình từ Internet)

Tài liệu dùng trong thiết kế kết cấu bảo vệ đê biển gồm những gì?

Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11736:2017 thì các tài liệu dùng trong thiết kế phụ thuộc vào yêu cầu của từng giai đoạn thiết kế, cụ thể như sau:

- Tài liệu khảo sát địa hình: Thực hiện theo TCVN 8481 : 2010.

- Tài liệu khảo sát địa chất: Thực hiện theo TCVN 10404 : 2015.

- Tài liệu khí tượng, thủy văn: Thực hiện theo 6.3 của TCVN 9901 : 2014.

- Tài liệu dân sinh, kinh tế và môi trường: Thực hiện theo 6.4.2 của TCVN 9901 : 2014.

Công tác chuẩn bị thi công thiết kế kết cấu bảo vệ đê biển phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Căn cứ tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11736:2017 thì công tác chuẩn bị thi công thiết kế kết cấu bảo vệ đê biển phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Căn cứ vào các thông số kỹ thuật, số lượng và kích thước của kết cấu quy định trong đồ án thiết kế, cần tính toán xác định thể tích và khối lượng các loại vật liệu cơ bản dùng để thi công, lắp đặt hoặc gia công chế tạo ngoài hiện trường như đất màu và loại cỏ, đá hộc, xi măng, cốt liệu thô, nước trộn, cốt thép, phụ gia và sợi polypropylen (nếu có), cốp pha, đà giáo. Các loại vật liệu này phải được chuẩn bị đầy đủ về số lượng và chủng loại, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và khả năng chống chịu tác động phá hoại của môi trường biển.

- Phải xác định chính xác vị trí tim tuyến cũng như phạm vi bố trí công trình và các hạng mục công trình cần thi công xây dựng ở ngoài thực địa.

- Căn cứ vào tài liệu địa hình do tư vấn khảo sát thực hiện, nhà thầu thi công phải xây dựng hệ thống lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế cao độ địa hình riêng phục vụ công tác thi công, phù hợp với quy mô công trình và đặc điểm làm việc của từng loại kết cấu.

- Trong quá trình thi công nhà thầu phải thường xuyên đo đạc kiểm tra sự chính xác về vị trí và cao độ theo thiết kế.

- Phải lập quy trình thi công phù hợp với đặc điểm của từng loại kết cấu cũng như từng bộ phận công trình để trong quá trình thi công bộ phận công trình này không gây cản trở đến việc thi công, xây dựng và lắp đặt các bộ phận công trình khác.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi

Trần Thị Tuyết Vân

Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công trình thủy lợi có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
Pháp luật
Để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình thủy lợi theo quy định thì cá nhân phải đáp ứng những gì?
Pháp luật
Xử lý người được giao quản lý công trình thủy lợi tự ý xây dựng công trình không phép theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại của các hộ gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Đất công trình thủy lợi thuộc loại đất nào? Và loại đất này thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất hay cho thuê đất?
Pháp luật
Hồ Thác Bà ở tỉnh nào? Đảm bảo an toàn hồ Thác Bà theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng tại Công điện 92 thế nào?
Pháp luật
Trong khảo sát địa hình công trình đê điều thì những tài liệu địa hình nào cần phải thu thập trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi?
Pháp luật
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội bao nhiêu thì đảm bảo an toàn chống lũ? Xả lũ Hòa Bình thế nào để giảm thiểu sạt lở?
Pháp luật
Đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi đó không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào