Kết cấu tài khoản kế toán (453) về thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán (453) về thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 453 về thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 nào?
- Kết cấu tài khoản kế toán về thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán (453) về thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 453- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
1. Nguyên tắc kế toán:
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm của TCTCVM;
b) TCTCVM chủ động tính, xác định và kê khai số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định; Kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn;
c) Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác về bản chất là khoản thu hộ bên thứ ba. Vì vậy các khoản thuế gián thu không ghi nhận vào doanh thu trên Báo cáo tài chính hoặc các báo cáo khác;
d) Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.
đ) Trong trường hợp cá biệt, Tài khoản 453 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) của Tài khoản 453 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
Như vậy, nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán (453) về thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm của tổ chức tài chính vi mô;
- Chủ động tính, xác định và kê khai số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định; Kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn;
- Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác về bản chất là khoản thu hộ bên thứ ba. Vì vậy các khoản thuế gián thu không ghi nhận vào doanh thu trên Báo cáo tài chính hoặc các báo cáo khác;
- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.
- Số dư bên Nợ (nếu có) của Tài khoản 453 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
Kết cấu tài khoản kế toán (453) về thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 453 về thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 453- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
...
2. Tài khoản 453 có các tài khoản cấp 2 sau:
4531- Thuế giá trị gia tăng phải nộp
4532- Thuế thu nhập doanh nghiệp
4533- Các loại thuế khác
4539- Các khoản phải nộp khác
...
Như vậy, hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 453 về thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 sau:
+ 4531 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp
+ 4532 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ 4533 - Các loại thuế khác
+ 4539 - Các khoản phải nộp khác
Kết cấu tài khoản kế toán về thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 453- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
...
3. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 453:
Bên Nợ: - Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ.
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp.
Bên Có: - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư bên Có: - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng nội dung thuế phải nộp.
Như vậy, kết cấu tài khoản kế toán về thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ.
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp.
Bên Có:
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư bên Có:
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng nội dung thuế phải nộp.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài khoản kế toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?