Khẩn trương rà soát, sửa đổi đồng bộ các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước?

Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2022 về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ ban hành. Theo đó quy định về các nhiệm vụ và giải pháp trong việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước.

Nghị quyết 68/NQ-CP do Chỉnh phủ ban hành ngày 12/05/2022, theo đó quy định về các nhiệm vụ và giải pháp trong việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước như sau:

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2022 như sau:

- Khẩn trương rà soát, sửa đổi đồng bộ các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước như: Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đấu thầu... theo hướng:

+ Phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho cơ quan đại diện chủ sở hữu trong thực hiện một số quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc giao mục tiêu tại kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý theo mục tiêu, nâng cao trách nhiệm giải trình của Hội đồng thành viên, Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp để DNNN hoạt động theo nguyên tắc thị trường.

+ Nghiên cứu, xây dựng cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Tập đoàn, Tổng công ty theo hướng khuyến khích thuê công ty kiểm toán lớn có đủ năng lực, kinh nghiệm, uy tín thực hiện giám sát, kịp thời đưa ra cơ chế cảnh báo song song với vai trò quản lý nhà nước của Bộ ngành, cơ quan đại diện chủ sở hữu. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý thông tin về DNNN trên nguyên tắc đo lường được, khách quan, kịp thời, minh bạch nhằm phát hiện sớm các sai phạm, cảnh báo các nguy cơ làm DNNN bị thua lỗ, mất vốn nhà nước. Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia đồng bộ về DNNN để đánh giá, theo dõi và giám sát.

+ Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách tiền lương theo nguyên tắc thị trường, gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với người giữ chức danh, chức vụ, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm phù hợp với kết quả, điều kiện sản xuất kinh doanh, ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp.

+ Đổi mới công tác quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp để tuyển dụng hoặc thuê nhân lực chất lượng cao; thực hiện cử thành viên Hội đồng thành viên độc lập (các chuyên gia có trình độ, năng lực về tài chính, quản trị...) tham gia quản lý, điều hành. Nghiên cứu cơ chế, chính sách tuyển chọn lãnh đạo quản lý, đẩy mạnh việc tuyển dụng thông qua thi tuyển công khai, minh bạch.

+ Nghiên cứu, đề xuất cơ chế phù hợp tăng nguồn lực cho DNNN từ lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư các dự án quan trọng, hiệu quả, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

+ Nghiên cứu sửa đổi quy định về chuyển mục đích sử dụng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ: đầu tư cho các vườn ươm trong lĩnh vực liên quan đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đặt hàng các sản phẩm đổi mới sáng tạo; đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo...

- Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách quản lý và phát triển riêng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty quy mô lớn để phát huy vị trí, vai trò mở đường, dẫn dắt của DNNN trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan liên quan, trong đó có cơ quan đầu mối theo dõi tổng hợp hoạt động của DNNN để kịp thời đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp toàn diện, nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của DNNN, góp phần bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Nghiên cứu cơ chế thúc đẩy DNNN mạnh dạn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, theo kịp tốc độ phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ trên nguyên tắc hiệu quả; thay đổi mô hình kinh doanh của nền kinh tế toàn cầu, xu thế phát triển trên thế giới, trong đó nghiên cứu thêm hình thức lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý, vận hành DNNN hoặc một phần tài sản, dự án của DNNN (hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực) trong một khoảng thời gian nhất định (có thể từ 5 năm đến 10 năm) nhằm tạo nguồn lực phục vụ mục đích đầu tư phát triển hoặc an sinh xã hội.

- Nghiên cứu, rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc giao tài sản công để khai thác hiệu quả, đặc biệt trong một số lĩnh vực đặc thù (như hạ tầng đường sắt, hạ tầng hàng không).

- Hoàn thiện Chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, làm cơ sở để các DNNN trực thuộc triển khai thực hiện.

- Khẩn trương tổng kết, đánh giá và đề xuất mô hình hoạt động hiệu quả của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Các nhiệm vụ và giải pháp trong việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước?

Các nhiệm vụ và giải pháp trong việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước?

Đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước?

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2022 như sau:

- Khẩn trương triển khai thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025” và Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025”.

- Định kỳ rà soát việc chấp hành các quy định về đăng ký lưu ký, đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp đa cổ phần hóa; kịp thời đề xuất giải pháp phù hợp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đẩy mạnh việc huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2022 như sau:

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực; gắn chiến lược phát triển của DNNN với phát triển ngành, lĩnh vực để phát huy nguồn lực quan trọng của đất nước.

- Khẩn trương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty phù hợp với quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó có giao nhiệm vụ cho DNNN triển khai nghiên cứu đầu tư một số dự án quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, như: năng lượng (trong đó ưu tiên năng lượng tái tạo, năng lượng sạch), công nghiệp bán dẫn, đầu tư hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia (như đường cao tốc, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển...), hạ tầng chuyển đổi số, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, cung ứng các nguyên vật liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất (như luyện thép, hóa dầu)... trên cơ sở thế mạnh, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích phối hợp, hợp tác giữa DNNN với nhau và với các doanh nghiệp tư nhân để thực hiện các dự án quy mô lớn, nâng cao hiệu quả tổng thể chuỗi dự án nhằm phát triển chuỗi giá trị của ngành, lĩnh vực, mở rộng không gian kinh doanh trên nguyên tắc các bên cùng đạt hiệu quả.

- Nghiên cứu, nâng cao vai trò của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, nhất là vai trò là nhà đầu tư của Chính phủ để thu hút thêm nguồn lực tài chính vào các doanh nghiệp, dự án lớn, quan trọng.

Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước?

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2022 như sau:

- Rà soát, tinh giản bộ máy; thiết lập hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ có hiệu quả. Kiên quyết phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích, tình trạng móc ngoặc, hình thành “lợi ích nhóm”, “sân sau”, lạm dụng chức vụ, quyền hạn thao túng hoạt động của DNNN, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại cho Nhà nước và doanh nghiệp.

- Chú trọng nâng cao giá trị thương hiệu, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp; tiết kiệm tối đa chi phí, tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai... của DNNN, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, đẩy mạnh xây dựng uy tín và thương hiệu của DNNN trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Tăng cường áp dụng mô hình kinh doanh mới, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường để nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh.

- Giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn, bảo đảm các DNNN tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.

Phát huy vai trò của tổ chức Đảng; coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra trong các doanh nghiệp nhà nước?

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2022 như sau:

- Nâng cao hiệu quả và vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng và thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và quản lý cán bộ.

- Quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức Đảng trong DNNN khi để xảy ra thua lỗ, tổn thất, sai phạm trong hoạt động của DNNN.

- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng nhằm nắm bắt, phản ánh, đánh giá đúng đắn về việc chấp hành pháp luật, phát hiện sớm sai phạm, qua đó kịp thời chấn chỉnh hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp giúp doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nhà nước

Đặng Anh Duy

Doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp nhà nước
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức nào theo quy định pháp luật doanh nghiệp?
Pháp luật
Giám đốc doanh nghiệp nhà nước có thể cùng một lúc làm người đại diện theo pháp luật của công ty khác được không? Theo Luật Doanh nghiệp 2022 thì doanh nghiệp nhà nước bao gồm những gì?
Pháp luật
Thế nào là doanh nghiệp nhà nước? Phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Trình tự thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp Nhà nước được quy định ra sao? Mua sắm sản phẩm hàng hóa cho doanh nghiệp Nhà nước thì áp dụng hình thức đấu thầu nào?
Pháp luật
Mẫu giấy thông báo về việc đăng ký lại chi nhánh của công ty nhà nước chưa chuyển đổi là mẫu nào?
Pháp luật
Khi chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ người lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc?
Pháp luật
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì? Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thông qua những hình thức nào?
Pháp luật
Chế độ báo cáo của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào theo Nghị định 59?
Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức nào?
Pháp luật
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định như thế nào về thời điểm công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào