Khấu hao tài sản cố định là gì? Tải về hướng dẫn các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định?
Khấu hao tài sản cố định là gì? Tải về hướng dẫn các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định?
Theo khoản 9 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định: "Khấu hao tài sản cố định" là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì có 03 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, cụ thể:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Căn cứ vào khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của mình.
Việc thực hiện các phương pháp trên được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư 45/2013/TT-BTC.
TẢI VỀ Hướng dẫn các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
TẢI VỀ Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định là gì? Tải về hướng dẫn các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan nào trước khi bắt đầu thực hiện trích khấu hao tài sản cố định?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về phương pháp trích khấu hao tài sản cố định như sau:
Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:
...
3. Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.
4. Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Theo đó, trước khi bắt đầu thực hiện trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Lưu ý: Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.
Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp tài sản cố định chưa khấu hao hết mà bị hư hỏng thì xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định như sau:
Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ
...
3. Trường hợp TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho người lao động của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng các tài sản cố định này để thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.
4. TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
...
Theo đó, trong trường hợp tài sản cố định chưa khấu hao hết mà bị hư hỏng, không thể sửa chữa, khắc phục được thì doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra.
Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp.
Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khấu hao tài sản cố định có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?