Khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế có được cấp lại không? Lệ phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế được pháp luật quy định như thế nào?
Khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế có được cấp lại không?
Theo khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như sau:
"1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất."
Theo đó, trường hợp của bạn khi mất thẻ bảo hiểm y tế thì được cấp lại.
Thẻ bảo hiểm y tế
Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy trình thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
...
31. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 27 như sau:
“...
4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ."
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH và khoản 32 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định cấp lại, đổi thẻ BHYT như sau:
“2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2.3. Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định."
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại thẻ bảo hiểm y tế?
Bên cạnh đó, điểm d khoản 1 và khoản 3 Điều 3 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kem theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và khoản 8 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
“Điều 3. Phân cấp quản lý
"1. Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1.1. BHXH huyện
"...
d) Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.
....
3. Cấp thẻ BHYT
3.1. BHXH huyện: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện trực tiếp thu.
3.2. BHXH tỉnh: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu và người hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tỉnh."
Đối chiếu quy định trên, như vậy, khi làm mất thẻ bảo hiểm y tế thì bạn có thể đến cơ quan bảo hiểm xã hội huyện nơi bạn được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế để thực hiện thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
Có lệ phí khi cấp lại bảo hiểm y tế không?
Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định:
"12. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 18 như sau:
...
4. Người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp lỗi do tổ chức bảo hiểm y tế hoặc cơ quan lập danh sách thì người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế không phải nộp phí.”
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 23 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định hiệu lực thi hành như sau:
"d) Bãi bỏ khoản 4 Điều 18 của Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 46/2014/QH13;"
Như vậy, người tham gia bảo hiểm y tế được miễn phí khi làm thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
Mức hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định mức hưởng như sau:
"1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
..."
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thẻ bảo hiểm y tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?
- Tổng hợp Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 mới nhất?
- Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa? Ngày này là ngày lễ lớn đúng không?
- Khi nào sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện xã theo Nghị quyết 18? Từng bước tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện xã?
- Mẫu đơn yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Hướng dẫn điền Mẫu đơn yêu cầu hủy Giấy chứng nhận?