Khi Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ tuần tra thì có được trang bị phương tiện giao thông lắp thiết bị đèn phát tín hiệu ưu tiên không?
- Phương tiện giao thông được trang bị khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra của cảnh sát cơ động được lắp thiết bị đèn phát tín hiệu ưu tiên không?
- Cảnh sát cơ động được sử dụng liên tục đèn phát tín hiệu ưu tiên trong trường hợp nào?
- Ai có thẩm quyền phân công, trang bị phương tiện hỗ trợ trong tuần tra cho Cảnh sát cơ động?
Phương tiện giao thông được trang bị khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra của cảnh sát cơ động được lắp thiết bị đèn phát tín hiệu ưu tiên không?
Theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 58/2015/TT-BCA quy định:
Trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ trong tuần tra, kiểm soát
1. Phương tiện giao thông gồm: ô tô, mô tô, tàu, xuồng và các loại phương tiện khác được lắp đặt đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên được quyền ưu tiên theo quy định của pháp luật. Hai bên thành ô tô, tàu, xuồng tuần tra có in phù hiệu Cảnh sát cơ động phản quang; hai bên bình xăng hoặc ở sườn hai bên thùng phía sau mô tô hai bánh tuần tra có phù hiệu Cảnh sát cơ động phản quang;
2. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật gồm:
a) Máy quay camera; máy chụp ảnh, ghi âm;
b) Đèn pin chiếu sáng;
c) Phương tiện, thiết bị kỹ thuật và phương tiện khác.
3. Phương tiện thông tin liên lạc: Máy bộ đàm.
4. Động vật nghiệp vụ.
5. Vũ khí, công cụ hỗ trợ trang bị cho Cảnh sát cơ động.
6. Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác theo quy định của Bộ Công an.
Như vậy, phương tiện giao thông được trang bị khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra của cảnh sát cơ động được lắp thiết bị đèn phát tính hiệu ưu tiên.
Khi Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ tuần tra thì có được trang bị phương tiện giao thông lắp thiết bị đèn phát tín hiệu ưu tiên không? (Hình từ Internet)
Cảnh sát cơ động được sử dụng liên tục đèn phát tín hiệu ưu tiên trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 58/2015/TT-BCA quy định như sau:
Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Đèn phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng liên tục trong các trường hợp sau:
a) Tuần tra, kiểm soát công khai cơ động;
b) Kiểm soát tại một điểm, chốt trong khu vực, tuyến, mục tiêu, địa bàn.
2. Khi sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 20 Thông tư này phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát và pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Như vậy, Cảnh sát cơ động được sử dụng đèn phát tín hiệu ưu tiên được liên tục trong trường hợp:
- Tuần tra, kiểm soát công khai cơ động;
- Kiểm soát tại một điểm, chốt trong khu vực, tuyến, mục tiêu, địa bàn.
Ai có thẩm quyền phân công, trang bị phương tiện hỗ trợ trong tuần tra cho Cảnh sát cơ động?
Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 18/2015/TT-BCA quy định như sau:
Bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện tuần tra, kiểm soát và nhiệm vụ của Trưởng ca, Tổ trưởng tổ tuần tra, kiểm soát
1. Căn cứ tình hình thực tế và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động phân công Trưởng ca, Tổ trưởng, số lượng cán bộ, chiến sĩ trong mỗi tổ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ để tiến hành tuần tra, kiểm soát.
2. Trưởng ca tuần tra, kiểm soát là chỉ huy cấp Đại đội và tương đương trở lên, thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Thông tư này và có trách nhiệm:
a) Phân công, kiểm tra quân số, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ trong ca tuần tra;
b) Kiểm tra công tác chuẩn bị trước khi làm nhiệm vụ; ra lệnh hành quân đến địa bàn làm nhiệm vụ theo đúng kế hoạch, phương án;
c) Tiếp nhận, xử lý thông tin của tổ tuần tra, kiểm soát về các tình huống xảy ra trong tuần tra, kiểm soát; báo cáo cấp có thẩm quyền khi có tình huống phức tạp xảy ra.
2. Tổ trưởng tổ tuần tra, kiểm soát là sĩ quan nghiệp vụ Công an nhân dân, thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Thông tư này và có trách nhiệm:
a) Quán triệt kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát, tư thế, lễ tiết, tác phong đến cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát;
b) Đôn đốc cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác chuẩn bị phục vụ cho ca tuần tra, kiểm soát, chuẩn bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và tập trung theo lệnh của Trưởng ca;
c) Nắm tình hình, chỉ huy, điều hành công việc của tổ tuần tra, kiểm soát, thực hiện nhiệm vụ đúng khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn và phân công vị trí, nhiệm vụ cho từng cán bộ, chiến sĩ; kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền;
d) Thực hiện chế độ thông tin liên lạc với cán bộ, chiến sĩ, Trưởng ca tuần tra, kiểm soát và các cơ quan liên quan khi cần thiết; báo cáo kịp thời cho Trưởng ca khi có vụ việc đột xuất, phức tạp;
đ) Tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả thực hiện ca tuần tra, kiểm soát.
Như vậy, Trưởng ca tuần tra có thẩm quyền phân công trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, giao nhiệm vụ cho Cảnh sát cơ động trong ca tuần tra.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảnh sát cơ động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?
- Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì? Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4? Hệ số lương của điều dưỡng hạng 4?
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?