Khi có thông tin về gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thì cơ quan hải quan được kiểm tra những gì?
Khi có thông tin về gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thì cơ quan hải quan được kiểm tra những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan như sau:
Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan
1. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (nếu có), chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) và xử lý như sau:
...
c) Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc có thông tin cảnh báo về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp thì thực hiện như sau:
- Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo phương thức, mức độ do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định;
- Đề nghị người khai hải quan trong thời hạn 10 ngày phải nộp 01 bản chụp một trong các tài liệu sau để chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu:
+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có); Trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Tỷ lệ phần trăm của giá trị” thì nộp hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư;
+ Quy trình sản xuất; Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác.
...
Theo đó, khi có thông tin cảnh báo về gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan:
- Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo phương thức, mức độ do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định;
- Đề nghị người khai hải quan trong thời hạn 10 ngày phải nộp 01 bản chụp một trong các tài liệu sau để chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu:
+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có); Trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Tỷ lệ phần trăm của giá trị” thì nộp hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư;
+ Quy trình sản xuất; Bảng kê khai chi phí sản xuất và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu trong nước trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác.
Khi có thông tin về gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thì cơ quan hải quan được kiểm tra những gì? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu được quy định tại Điều 6 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan
...
e) Trường hợp người khai hải quan tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc nộp chứng từ chứng minh không đúng thời hạn quy định tại điểm c.2 khoản này hoặc chứng từ cung cấp không đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan báo cáo, đề xuất Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
g) Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định.
2. Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro và theo kết quả phân luồng kiểm tra của cơ quan hải quan.
Như vậy, theo quy định, kiệc kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu được thực hiện dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro và theo kết quả phân luồng kiểm tra của cơ quan hải quan.
Biện pháp chống gian lận xuất xứ được áp dụng trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 31/2018/NĐ-CP thì các biện pháp chống gian lận xuất xứ được cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
(1) Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 3 tháng kể từ lần đầu tiên thương nhân đăng tải các thông tin, dữ liệu không liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền;
(2) Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát hiện việc thương nhân sử dụng chứng từ giả hoặc kê khai gian lận khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
(3) Thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp và tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thương nhân không hợp tác, không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ hoặc cung cấp sai thông tin chứng minh xuất xứ hàng hóa khi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành hậu kiểm.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xuất xứ hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?
- Chi cục thuế Hà Nội ở đâu? Tổng hợp danh sách số điện thoại, các phòng và các chi cục thuế trên địa bàn Hà Nội chuẩn, chính xác?
- Hạn chót nộp bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2A, 2B là khi nào? Nội dung cần làm rõ trong bản kiểm điểm?
- Đảng viên nào được miễn kiểm điểm cuối năm nay? Trách nhiệm, quyền hạn của Đảng viên được miễn kiểm điểm cuối năm nay?