Khi có yêu cầu thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, cơ sở phải làm những công việc gì? Trình tự truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn thực hiện thế nào?
Khi có yêu cầu thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, cơ sở phải làm những công việc gì?
Theo Điều 4 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT quy định về yêu cầu chung đối với truy xuất nguồn gốc thực phẩm như sau:
Yêu cầu chung đối với truy xuất nguồn gốc
1. Cơ sở phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo nguyên tắc truy xuất một bước trước - một bước sau để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Khi có yêu cầu thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, cơ sở phải cung cấp thông tin đã được lưu giữ về cơ sở cung cấp lô hàng nhận và cơ sở tiếp nhận lô hàng giao trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
3. Thực phẩm sau mỗi công đoạn phải được mã hóa, nhận diện bằng một phương thức thích hợp để phục vụ truy xuất nguồn gốc.
4. Cơ sở thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực phải thiết lập, duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 5 và lưu trữ thông tin truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
5. Các cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này không bắt buộc thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc nhưng phải lưu trữ thông tin tối thiểu cho mục đích truy xuất quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 6 Thông tư này.
Như vậy, khi có yêu cầu thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, cơ sở phải cung cấp thông tin đã được lưu giữ về cơ sở cung cấp lô hàng nhận và cơ sở tiếp nhận lô hàng giao trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm (Hình từ Internet)
Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm bao gồm các nội dung chính nào?
Tại Điều 5 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT quy định về nội dung của hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm:
Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc
Hệ thống truy xuất nguồn gốc bao gồm các nội dung chính sau:
1. Phạm vi áp dụng của hệ thống.
2. Thủ tục mã hóa, nhận diện nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh. Thủ tục mã hóa phải bảo đảm truy xuất được các thông tin cần thiết từ công đoạn sản xuất trước.
3. Thủ tục quy định việc ghi chép, nhập số liệu, dữ liệu và lưu trữ hồ sơ trong quá trình sản xuất.
4. Thủ tục thẩm tra định kỳ và cập nhật, sửa đổi, bổ sung hệ thống.
5. Thủ tục truy xuất nguồn gốc (người thực hiện, nội dung, cách thức, thời điểm triển khai).
6. Phân công trách nhiệm thực hiện.
Như vậy 06 nội dung nêu trên quy định về hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
Trình tự thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn như thế nào?
Về trình tự truy xuất nguồn gốc được thực hiện theo Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT như sau:
Cơ sở thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với các trường hợp thực phẩm không bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010 theo trình tự như sau:
Bước 1: Xác định lô hàng sản xuất, lô hàng giao cần truy xuất thông qua hồ sơ lưu trữ.
Bước 2: Tổng hợp, thống kê thông tin về loại thực phần, số lượng thực phẩm của lô thực phẩm đã sản xuất, đã nhập, đã bán và còn tồn kho; danh sách tên, địa chỉ của khách hàng, các đại lý phân phối thực phẩm (nếu có).
Bước 3: Nhận diện các công đoạn sản xuất liên quan đến lô hàng sản xuất, lô hàng giao phải thực hiện truy xuất nguồn gốc.
Bước 4: Lập báo cáo kết quả truy xuất nguồn gốc sau khi kết thúc quá trình truy xuất lô hàng sản xuất, lô hàng giao; kết quả thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Chương III Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT và báo cáo điều tra nguyên nhân thực phẩm không bảo đảm an toàn, kết quả áp dụng các biện pháp khắc phục theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định:
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Truy xuất nguồn gốc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?