Người kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn trong trường hợp nào?
- Người kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn trong trường hợp nào?
- Thông tin về số lượng sản phẩm đã mua bán có phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn không?
- Thực phẩm không bảo đảm an toàn phải được thu hồi trong trường hợp nào? Xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bằng các hình thức nào?
Người kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn như sau:
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn phải thực hiện các việc sau đây:
a) Xác định, thông báo lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn;
b) Yêu cầu các đại lý kinh doanh thực phẩm báo cáo số lượng sản phẩm của lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường;
c) Tổng hợp, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch thu hồi và biện pháp xử lý.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn trong trường hợp sau đây:
- Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
- Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn.
Người kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thông tin về số lượng sản phẩm đã mua bán có phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn không?
Căn cứ Điều 35 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm phải lưu trữ các thông tin liên quan đến nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm và khách hàng trong trường hợp khách hàng đã mua sản phẩm đó thông qua hợp đồng, sổ sách ghi chép hoặc các phương thức khác để phục vụ việc truy xuất nguồn gốc. Các thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc bao gồm:
a) Tên, chủng loại sản phẩm đã mua, đã bán;
b) Ngày, tháng, năm, số lượng, khối lượng, số lô, số mẻ của sản phẩm (nếu có) đã mua, bán.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Theo đó, các thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:
- Tên, chủng loại sản phẩm đã mua, đã bán;
- Ngày, tháng, năm, số lượng, khối lượng, số lô, số mẻ của sản phẩm (nếu có) đã mua, bán.
Như vậy, thông tin về số lượng sản phẩm đã mua bán là một trong các thông tin phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định.
Thực phẩm không bảo đảm an toàn phải được thu hồi trong trường hợp nào? Xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bằng các hình thức nào?
Căn cứ Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
d) Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
đ) Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
e) Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
2. Thực phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo các hình thức sau đây:
a) Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện;
b) Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.
3. Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:
a) Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;
b) Chuyển mục đích sử dụng;
c) Tái xuất;
d) Tiêu hủy.
...
Theo đó, thực phẩm không bảo đảm an toàn phải được thu hồi trong các trường hợp sau:
- Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
- Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
- Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
- Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
- Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
- Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
Xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bằng các hình thức như sau:
- Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;
- Chuyển mục đích sử dụng;
- Tái xuất;
- Tiêu hủy.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Truy xuất nguồn gốc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?