Khi đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải thì kết quả hoạt động hòa giải của năm được tính từ thời điểm nào?
- Khi đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải thì kết quả hoạt động hòa giải của năm được tính từ thời điểm nào?
- Tổ trưởng tổ hòa giải phải báo cáo hằng năm về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải với những đối tượng nào?
- Dựa vào đâu để Trưởng ban công tác Mặt trận kiến nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về củng cố, kiện toàn tổ hòa giải?
Khi đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải thì kết quả hoạt động hòa giải của năm được tính từ thời điểm nào?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN về rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải; kiện toàn tổ hòa giải như sau
Rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải; kiện toàn tổ hòa giải
1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải trên địa bàn.
2. Trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Tổ trưởng tổ hòa giải tiến hành rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải theo các nội dung chủ yếu sau:
a) Số lượng tổ hòa giải; số lượng, thành phần hòa giải viên hiện có của tổ hòa giải;
b) Kết quả hoạt động hòa giải của năm, tính từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 của năm, bao gồm: Kết quả hoạt động của tổ hòa giải về số vụ, việc tiếp nhận; số vụ, việc hòa giải thành, số vụ, việc hòa giải không thành; số vụ, việc chưa giải quyết, số vụ, việc đang giải quyết; kết quả hoạt động của từng hòa giải viên về số vụ, việc đã giải quyết, số vụ, việc hòa giải thành, số vụ, việc hòa giải không thành; số vụ, việc chưa giải quyết và số vụ, việc đang giải quyết.
Như vậy, khi đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải thì kết quả hoạt động hòa giải của năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 của năm.
Trong đó bao gồm:
- Kết quả hoạt động của tổ hòa giải về số vụ, việc tiếp nhận;
- Số vụ, việc hòa giải thành, số vụ, việc hòa giải không thành;
- Số vụ, việc chưa giải quyết, số vụ, việc đang giải quyết;
- Kết quả hoạt động của từng hòa giải viên về số vụ, việc đã giải quyết, số vụ, việc hòa giải thành, số vụ, việc hòa giải không thành;
- Số vụ, việc chưa giải quyết và số vụ, việc đang giải quyết.
Khi đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải thì kết quả hoạt động hòa giải của năm được tính từ thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Tổ trưởng tổ hòa giải phải báo cáo hằng năm về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải với những đối tượng nào?
Căn cứ tại Điều 15 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 về quyền và nghĩa vụ của tổ trưởng tổ hòa giải như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ trưởng tổ hòa giải
1. Phân công, phối hợp hoạt động của các hòa giải viên.
2. Đại diện cho tổ hòa giải trong quan hệ với Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong thực hiện trách nhiệm của tổ hòa giải.
3. Đề nghị cho thôi làm hòa giải viên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này.
4. Báo cáo kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan có thẩm quyền về các vụ, việc theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này.
5. Báo cáo hằng năm và báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải với Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
6. Phối hợp với tổ trưởng tổ hòa giải khác để trao đổi kinh nghiệm hoặc tiến hành hòa giải những vụ, việc liên quan đến các thôn, tổ dân phố khác nhau.
7. Có các quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này.
Như vậy, tổ trưởng tổ hòa giải phải báo cáo hằng năm về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải với Ủy ban nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Dựa vào đâu để Trưởng ban công tác Mặt trận kiến nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về củng cố, kiện toàn tổ hòa giải?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN thì:
Căn cứ kết quả rà soát, đánh giá về tổ chức, hoạt động của Tổ hòa giải, Trưởng ban công tác Mặt trận kiến nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về củng cố, kiện toàn tổ hòa giải, bao gồm:
- Số lượng tổ hòa giải cần thành lập mới;
- Các Tổ hòa giải phải củng cố, kiện toàn;
- Các trường hợp cho thôi hòa giải viên;
- Dự kiến số lượng bổ sung hòa giải viên, Tổ trưởng tổ hòa giải.
Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tổng hợp kiến nghị của Trưởng ban công tác Mặt trận và đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định số lượng tổ hòa giải ở địa phương và số lượng hòa giải viên trong mỗi tổ hòa giải.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hòa giải ở cơ sở có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?
- Nghị định 154/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thế nào? Xem toàn văn Nghị định 154/2024 ở đâu?
- Người có trách nhiệm giáo dục ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ?
- Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú và nơi tạm trú xác định như thế nào?
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?