Khi đấu nối hệ thống thoát nước có cần thiết phải quan tâm đến lượng nước thải thấm vào lòng đất hay không?
- Khi đấu nối hệ thống thoát nước có cần thiết phải quan tâm đến lượng nước thải thấm vào lòng đất hay không?
- Quy định đấu nối hệ thống thoát nước nhằm mục đích gì? Quy định đấu nối hệ thống thoát nước gồm những nội dung gì?
- Hộ thoát nước phải đầu tư đường ống thoát nước trong những khu vực nào theo yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước?
Khi đấu nối hệ thống thoát nước có cần thiết phải quan tâm đến lượng nước thải thấm vào lòng đất hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 80/2014/NĐ-CP như sau:
Đấu nối hệ thống thoát nước
1. Việc đấu nối hệ thống thoát nước phải đảm bảo:
a) Nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả ra môi trường;
b) Hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước thải thấm vào lòng đất hoặc chảy vào các nguồn tiếp nhận khác.
2. Tất cả các hộ thoát nước nằm trong phạm vi có mạng lưới đường ống, cống thu gom nước mưa, nước thải là đối tượng phải đấu nối vào hệ thống thoát nước trừ những trường hợp được quy định về miễn trừ đấu nối tại Điều 35 Nghị định này.
3. Trường hợp hệ thống thoát nước của khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị thì được coi như một hộ sử dụng dịch vụ thoát nước đô thị và phải tuân theo các quy định đấu nối của hệ thống thoát nước.
Theo quy định trên thì việc đấu nối hệ thống thoát nước cần phải đảm bảo những yếu tố sau:
- Nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả ra môi trường;
- Hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước thải thấm vào lòng đất hoặc chảy vào các nguồn tiếp nhận khác.
Do đó, khi đấu nối hệ thống thoát nước thì lượng nước thải thấm vào lòng đất cần phải được đặc biệt quan tâm chú ý hạn chế đến mức thấp nhất có thể.
Khi đấu nối hệ thống thoát nước có cần thiết phải quan tâm đến lượng nước thải thấm vào lòng đất hay không? (Hình từ Internet)
Quy định đấu nối hệ thống thoát nước nhằm mục đích gì? Quy định đấu nối hệ thống thoát nước gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 80/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung quy định đấu nối
1. Quy định đấu nối nhằm bảo đảm việc đấu nối được thực hiện khi triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mới hoặc mở rộng phạm vi bao phủ dịch vụ thoát nước hiện có.
2. Nội dung quy định đấu nối bao gồm:
a) Các quy định về điểm đấu nối;
b) Các yêu cầu về cao độ của điểm đấu nối;
c) Các quy định về hộp đấu nối;
d) Thời điểm đấu nối;
đ) Chất lượng, khối lượng nước thải xả vào điểm đấu nối;
e) Kinh phí đấu nối, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đấu nối;
g) Nghĩa vụ tài chính đấu nối của chủ sở hữu hệ thống thoát nước và hộ thoát nước;
h) Quyền, trách nhiệm của các bên liên quan và cơ chế phối hợp.
3. Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho cộng đồng dân cư thuộc phạm vi khu vực biết.
4. Quy định đấu nối là một nội dung trong quy định thoát nước địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Theo đó, quy định đấu nối hệ thống thoát nước nhằm mục đích bảo đảm việc đấu nối được thực hiện khi triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mới hoặc mở rộng phạm vi bao phủ dịch vụ thoát nước hiện có.
Và quy định đấu nối hệ thống thoát nước gồm những nội dung sau:
(1) Các quy định về điểm đấu nối;
(2) Các yêu cầu về cao độ của điểm đấu nối;
(3) Các quy định về hộp đấu nối;
(4) Thời điểm đấu nối;
(5) Chất lượng, khối lượng nước thải xả vào điểm đấu nối;
(6) Kinh phí đấu nối, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đấu nối;
(7) Nghĩa vụ tài chính đấu nối của chủ sở hữu hệ thống thoát nước và hộ thoát nước;
(8) Quyền, trách nhiệm của các bên liên quan và cơ chế phối hợp.
Hộ thoát nước phải đầu tư đường ống thoát nước trong những khu vực nào theo yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 80/2014/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước
1. Hộp đấu nối được xác định nằm trên tuyến thu gom của hệ thống thoát nước, tại vị trí điểm đấu nối và đặt trên phần đất công sát ranh giới giữa phần đất công và đất tư của mỗi hộ thoát nước.
2. Tất cả các hộ thoát nước có trách nhiệm đầu tư đường ống thoát nước trong phạm vi khuôn viên phần đất tư của mình và đấu nối vào hộp đầu nối.
3. Việc đầu tư xây dựng lắp đặt hệ thống thoát nước trong khuôn viên công trình, nhà ở của hộ thoát nước phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các yêu cầu trong các nội dung về quy định đấu nối và thỏa thuận đấu nối.
4. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước có trách nhiệm đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới thu gom và chuyển tải từ hộp đấu nối đến cống cấp 3, cấp 2 và cấp 1.
Như vậy, theo quy định về yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước thì tất cả các hộ thoát nước có trách nhiệm đầu tư đường ống thoát nước trong phạm vi khuôn viên phần đất tư của mình và đấu nối vào hộp đầu nối.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống thoát nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?