Khi giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài bị mất thì có được cấp lại không?
- Khi nào được cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh?
- Khi mất Giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài có cần khai báo với bên Bộ Công An hay không?
- Hồ sơ cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh bao gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh được quy định như thế nào?
Khi nào được cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 07/2016/NĐ-CP có quy định về những trường hợp cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh như sau:
"Điều 18. Các trường hợp cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh
Thương nhân nước ngoài làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trong những trường hợp sau:
1. Chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác.
2. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức."
Như vậy, căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì khi Giấy phép thành lập Chi nhánh bị mất, sẽ làm hồ sơ xin cấp lại Giấy phép.
Khi giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài bị mất thì có được cấp lại không?
Khi mất Giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài có cần khai báo với bên Bộ Công An hay không?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về gửi và lưu trữ giấy phép như sau:
"Điều 24. Gửi và lưu trữ Giấy phép
1. Cơ quan cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện có trách nhiệm gửi bản sao Giấy phép đến: Bộ Công Thương, Bộ quản lý chuyên ngành (nếu có liên quan), cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở.
2. Cơ quan cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh có trách nhiệm gửi bản sao Giấy phép đến: Bộ quản lý chuyên ngành (nếu có liên quan), cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh, Sở Công Thương nơi Chi nhánh đặt trụ sở hoặc Ban quản lý (trong trường hợp Chi nhánh đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao)."
Việc gửi và lưu trữ Giấy phép thành lập chi nhánh thực hiện theo quy định này; ngoài ra không có quy định khác về việc khi làm mất Giấy phép thì phải báo với cơ quan công an.
Như vậy, khi bị mất Giấy phép thành lập chi nhánh thì chỉ thực hiện thủ tục cấp lại mà không cần phải thông báo với cơ quan công an.
Hồ sơ cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh bao gồm những giấy tờ như sau:
- Trường hợp cấp lại theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, hồ sơ 01 bộ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
+ Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện gửi Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 36 Nghị định này;
+ Bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp;
+ Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện nơi chuyển đến theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
- Trường hợp cấp lại theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này, hồ sơ 01 bộ bao gồm: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký.
Theo đó, căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì bạn cần một bộ hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký.
Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh như sau:
- Thương nhân nước ngoài thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện tại nơi chuyển đi. Quá thời hạn nêu trên, thương nhân nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này.
- Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh. Trường hợp không cấp lại phải có văn bản nêu rõ lý do.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh khi bị mất.
Lê Thị Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép thành lập chi nhánh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?