Khi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gặp sự cố kỹ thuật thì việc đăng ký thực hiện theo quy trình dự phòng đúng không?
- Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được xây dựng nhằm mục đích gì?
- Khi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gặp sự cố kỹ thuật thì việc đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo quy trình dự phòng đúng không?
- Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được quy định ra sao?
Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được xây dựng nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.
2. Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp quy định tại khoản 19 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và vận hành để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các nghiệp vụ khác đối với dữ liệu để phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp.
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tình trạng pháp lý của doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý là thông tin gốc về doanh nghiệp.
4. Người nộp hồ sơ là người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 12 Nghị định này.
5. Số hóa hồ sơ là việc quét (scan) dữ liệu có sẵn trên giấy nhằm chuyển dữ liệu dạng văn bản giấy sang dạng văn bản điện tử.
Theo đó, việc xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các nghiệp vụ khác đối với dữ liệu để phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp.
Khi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gặp sự cố kỹ thuật thì việc đăng ký thực hiện theo quy trình dự phòng đúng không? (hình từ internet)
Khi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gặp sự cố kỹ thuật thì việc đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo quy trình dự phòng đúng không?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng
1. Cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng là việc cấp đăng ký doanh nghiệp không thực hiện thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Việc cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng được áp dụng khi xảy ra một hoặc một số trường hợp sau đây:
a) Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng, nâng cấp;
b) Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gặp sự cố kỹ thuật;
c) Chiến tranh, bạo loạn, thiên tai và trường hợp bất khả kháng khác.
Căn cứ vào thời gian dự kiến khắc phục sự cố hoặc nâng cấp Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp bất khả kháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo trước cho Cơ quan đăng ký kinh doanh để thực hiện việc cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng.
2. Việc phối hợp giải quyết thủ tục cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế thực hiện theo quy trình luân chuyển hồ sơ bằng bản giấy.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải cập nhật dữ liệu, thông tin mới đã cấp cho doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, khi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gặp sự cố kỹ thuật thì việc đăng ký doanh nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện theo quy trình dự phòng, cụ thể như tại quy định này.
Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được quy định ra sao?
Tại Điều 17 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp như sau:
- Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý, báo cáo tài chính và các thông tin khác của doanh nghiệp lưu giữ tại Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ, tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
- Tổ chức xây dựng, quản lý, phát triển Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ Phòng Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác trong việc sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
+ Hướng dẫn việc xây dựng kinh phí phục vụ vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kết nối giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế;
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống thông tin quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?