Khi kiểm điểm công chức biệt phái có cần có sự tham gia của phía cơ quan cử công chức đi làm việc không?

Cho anh hỏi, trường hợp công chức biệt phái địa chính xã vi phạm kỷ luật trong thời gian công tác thì đơn vị anh có cần phải mời đại diện đơn vị đã cử với công chức này tới làm việc tham gia phiên họp xử lý kỷ luật không? Xin cảm ơn. Câu hỏi của anh S (Cam Ranh)

Công chức biệt phái vi phạm kỷ luật thì cơ quan quản lý hay cơ quan biệt phái sẽ có thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoàn 10 Điều 1 Nghị định 71/2023//NĐ-CP) quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức như sau:

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức
1. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
2. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp thẩm quyền quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định này.
Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi chủ trì tổ chức họp kiểm điểm theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 26 Nghị định này.
3. Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật. Trường hợp kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì căn cứ vào đề xuất của Hội đồng xử lý kỷ luật, cơ quan cử biệt phái ra quyết định buộc thôi việc.
Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý công chức biệt phái.
4. Đối với công chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.

Căn cứ theo quy định trên thì trường hợp công chức biệt phái trong quá trình công tác mà vi phạm kỷ luật thì cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái sẽ có thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức.

Hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức biệt phải sẽ do người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật.

Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức biệt phái sẽ được gửi về cơ quan quản lý công chức biệt phái.

Khi kiểm điểm công chức biệt phái có cần có sự tham gia của phía cơ quan cử công chức đi làm việc không?

Khi kiểm điểm công chức biệt phái có cần có sự tham gia của phía cơ quan cử công chức đi làm việc không? (Hình từ Internet)

Khi kiểm điểm công chức biệt phái có cần có sự tham gia của phía cơ quan cử công chức đi làm việc không?

Thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm công chức được quy định tại Điều 26 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức họp kiểm điểm công chức
...
2. Thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm
a) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác là đơn vị cấu thành thì thành phần dự họp là toàn thể công chức của đơn vị cấu thành; đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức.
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức không có đơn vị cấu thành thì thành phần dự họp kiểm điểm là toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức.
c) Trường hợp người bị kiểm điểm là công chức được cử biệt phái thì ngoài thành phần quy định tại điểm a, điểm b khoản này còn phải có đại diện lãnh đạo của cơ quan cử công chức biệt phái.
d) Trường hợp người bị kiểm điểm là công chức cấp xã thì thành phần dự họp là đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện tổ chức chính trị - xã hội có liên quan và toàn thể công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, khi tiến hành phiên họp xử lý kỷ luật công chức biệt phải thì cần phải có người đại diện lãnh đạo của cơ quan cử công chức biệt phái đến tham gia.

Biệt phái công chức được thực hiện trong những trường hợp nào?

Theo Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

- Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

Thời hạn biệt phái công chức không quá 03 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái, nhưng vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức cử biệt phái, kể cả trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tương đương với chức vụ hiện đang đảm nhiệm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý kỷ luật công chức

Trần Thành Nhân

Xử lý kỷ luật công chức
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử lý kỷ luật công chức có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý kỷ luật công chức
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công chức đang bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách mà vi phạm quy định về hoạt động giáo dục có bị tạm đình chỉ công tác không?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa chức danh đối với công chức nghỉ hưu, thôi việc?
Pháp luật
Nơi cư trú của công dân bao gồm những nơi nào? Công chức bị tạm đình chỉ công tác và cấm đi khỏi nơi cư trú thì có được phụ cấp thâm niên không?
Pháp luật
Khi kiểm điểm công chức biệt phái có cần có sự tham gia của phía cơ quan cử công chức đi làm việc không?
Pháp luật
Công chức ngoại tình có bị buộc thôi việc hay không? 5 trường hợp công chức sẽ bị buộc thôi việc?
Pháp luật
Hình thức xử lý kỷ luật công chức biệt phái sẽ do cơ quan biệt phái hay cơ quan quản lý của công chức đó quyết định?
Pháp luật
Cán bộ, công chức đi làm trễ sau lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 có bị xử lý kỷ luật hay không?
Pháp luật
Công chức không giữ chức vụ quản lý đã bị khiển trách mà còn tái phạm thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức nào?
Pháp luật
Công chức lần đầu cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật ra sao?
Pháp luật
Công chức lãnh đạo, quản lý nào là đối tượng luân chuyển? Luân chuyển công tác có phải hình thức kỷ luật công chức hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào