Khi lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động thì công ty có cần phải lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở không?
- Khi lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động thì công ty có cần phải lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở không?
- Kế hoạch an toàn vệ sinh lao động phải có các nội dung nào theo quy định mới nhất hiện nay?
- Lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động nhưng không lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì có bị xử phạt hay không?
Khi lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động thì công ty có cần phải lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở không?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 76 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động như sau:
"1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch thì phải bổ sung nội dung phù hợp vào kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
2. Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
b) Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước;
c) Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
d) Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra."
Như vậy, theo quy định nêu trên, hàng năm người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Việc lập kế hoạch này phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở bạn nhé.
Kế hoạch an toàn vệ sinh lao động
Kế hoạch an toàn vệ sinh lao động phải có các nội dung nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 76 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động như sau:
"3. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;
b) Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;
c) Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
d) Chăm sóc sức khỏe người lao động;
đ) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động."
Theo đó khi lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động thì anh cần đảm bảo kế hoạch này phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;
- Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;
- Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
- Chăm sóc sức khỏe người lao động;
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động nhưng không lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì có bị xử phạt hay không?
Tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cụ thể như sau:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng, ban hành hoặc không tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc khi xây dựng không lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở;
b) Không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác y tế hoặc không ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định hoặc bố trí người làm công tác y tế nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Không bố trí đủ lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định;
d) Không tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc hoặc tổ chức huấn luyện nhưng không đảm bảo theo quy định."
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu khi lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động mà người sử dụng lao động không lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức), đối với cá nhân mức phạt tiền sẽ từ 5 - 10 triệu đồng. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm những trường hợp nào được xem là tổ chức, trường hợp nào được xem là cá nhân khi xử phạt tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn vệ sinh lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?