Khi phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã phải hạn chế yêu cầu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên đúng không?
Việc cân đối ngân sách xã có phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu được hưởng không?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 344/2016/TT-BTC có quy định về nguyên tắc cân đối ngân sách xã như sau:
Nguyên tắc cân đối ngân sách xã
1. Cân đối ngân sách xã phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu được hưởng theo quy định; không được đi vay hoặc huy động, chiếm dụng vốn của các tổ chức, cá nhân dưới mọi hình thức để cân đối ngân sách xã.
2. Trường hợp quỹ ngân sách xã thiếu hụt tạm thời, trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm ứng từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách xã và phải hoàn trả trong năm ngân sách. Trường hợp ngân sách cấp huyện không đáp ứng được, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh hoặc tạm ứng ngân sách cấp trên và phải hoàn trả trong năm ngân sách.
Như vậy, việc cân đối ngân sách xã phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu được hưởng theo quy định.
Trường hợp quỹ ngân sách xã thiếu hụt tạm thời, trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm ứng từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách xã và phải hoàn trả trong năm ngân sách.
Trường hợp ngân sách cấp huyện không đáp ứng được, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh hoặc tạm ứng ngân sách cấp trên và phải hoàn trả trong năm ngân sách.
Việc cân đối ngân sách xã có phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu được hưởng không? (Hình từ Internet)
Khi phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã phải hạn chế yêu cầu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên đúng không?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 344/2016/TT-BTC có quy định về nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách xã như sau:
Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách xã
...
3. Đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trường hợp có phân cấp cho xã thì tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho ngân sách xã không vượt tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội quyết định. Riêng đối với các loại thuế, lệ phí theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật ngân sách nhà nước, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
4. Khi phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã phải căn cứ vào nhiệm vụ chi, khả năng thu ngân sách trên địa bàn; phân cấp tối đa nguồn thu tại chỗ, đảm bảo các xã có nguồn thu cân đối với nhiệm vụ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trên địa bàn theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, hạn chế yêu cầu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên.
5. Trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp huyện, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách cho ngân sách xã so với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.
...
Như vậy, khi phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã phải:
- Căn cứ vào nhiệm vụ chi, khả năng thu ngân sách trên địa bàn.
- Phân cấp tối đa nguồn thu tại chỗ, đảm bảo các xã có nguồn thu cân đối với nhiệm vụ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trên địa bàn theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, hạn chế yêu cầu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên.
Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% bao gồm những khoản nào?
Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 344/2016/TT-BTC là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn ngân sách bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển.
Theo đó, căn cứ nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phân cấp cho ngân sách xã hưởng 100% các khoản thu sau đây:
(1) Các khoản phí, lệ phí giao cho xã tổ chức thu theo quy định;
(2) Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
(3) Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác do xã quản lý theo quy định của pháp luật;
(4) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do cấp xã thực hiện;
(5) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc xã xử lý theo quy định của pháp luật, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;
(6) Các khoản huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm:
- Các khoản huy động đóng góp theo quy định của pháp luật;
- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý;
(7) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách xã;
(8) Thu kết dư ngân sách xã năm trước;
(9) Thu chuyển nguồn ngân sách cấp xã năm trước chuyển sang;
(10) Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân sách xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?