Khi phát hiện hành vi xâm hại trẻ em thì có nghĩa vụ tố giác tội phạm không? Nếu không tố giác tội phạm thì bị xử lý ra sao?

Có 1 học sinh năm nay 10 tuổi báo với giáo viên là em đã bị thầy giáo dạy môn tiếng Anh trong trường xâm hại nhiều lần. Em muốn cho Ban Giám hiệu biết để ngăn chặn không xảy ra với các bạn khác, em không muốn thầy đó dạy ở trường nữa, và em cũng không muốn bạn bè, các giáo viên khác, và cả cha mẹ mình biết. Xin hỏi nếu Hiệu trưởng biết được thông tin này thì nên xử lí như thế nào? Hậu quả pháp lí ra sao. Mong nhận được tư vấn cụ thể ạ. Em xin chân thành cảm ơn.

Cơ quan, tổ chức cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em cần có trách nhiệm gì?

Nghĩa vụ tố giác tội phạm khi phát hiện hành vi xâm hại trẻ em

Căn cứ Điều 51 Luật Trẻ em 2016 quy định trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em:

"Điều 51. Trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em
1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.
2. Cơ quan lao động - thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, Điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tổn hại, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em.
3. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em."

Theo đó, cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm thông tin tố giác hành vi xâm hại trẻ em đến cơ quan có thẩm quyền. Cá nhân biết nhưng không tố giác tội phạm có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định sau:

Không tố giác tội phạm xâm hại trẻ em trong môi trường học đường có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ tại Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định không tố giác tội phạm như sau:

"1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa."

Không tố giác tội phạm sẽ chịu hình phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội không tố giác tội phạm:

"1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”.

2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt."

Do đó, theo Điều 19 của Bộ luật hình sự, người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, Điều luật cũng quy định người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định như trên, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự.

Tải về mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất 2023: Tại Đây

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xâm hại trẻ em

Phạm Lan Anh

Xâm hại trẻ em
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xâm hại trẻ em có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào