Khi phương tiện vận tải bị hỏng dẫn đến giao hàng không đúng thời hạn thì người kinh doanh vận tải trên đường thủy nội địa có trách nhiệm gì?
- Người kinh doanh vận tải trên đường thủy nội địa có lỗi làm cho phương tiện vận tải hàng hóa bị hỏng dẫn đến giao hàng không đúng thời hạn thì có trách nhiệm gì?
- Khi phương tiện vận tải hàng hóa bị hỏng dẫn đến giao hàng không đúng thời hạn làm cho hàng hóa hư hỏng thì các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường không?
- Trường hợp hàng hóa được chuyển hàng hóa sang phương tiện khác để tiếp tục giao hàng thì người kinh doanh vận tải có trách nhiệm gì?
Người kinh doanh vận tải trên đường thủy nội địa có lỗi làm cho phương tiện vận tải hàng hóa bị hỏng dẫn đến giao hàng không đúng thời hạn thì có trách nhiệm gì?
Phương tiện vận tải hàng hóa bị hỏng dẫn đến giao hàng không đúng thời hạn (Hình từ Internet)
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 2 Điều 19 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Trường hợp do lỗi của người kinh doanh vận tải
...
2. Trường hợp phương tiện đang hành trình nếu bị hỏng, không tiếp tục hành trình được, thuyền trưởng phải tìm mọi biện pháp đưa phương tiện, hàng hóa tới cảng, bến gần nhất bảo đảm an toàn, thông báo cho người kinh doanh vận tải biết và thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Nếu phương tiện phải sửa chữa và vẫn có khả năng giao hàng đúng thời gian thỏa thuận thì người kinh doanh vận tải phải có trách nhiệm thông báo cho người thuê vận tải và chịu mọi chi phí phát sinh;
b) Nếu phương tiện phải sửa chữa và không có khả năng giao hàng đúng thời gian thỏa thuận thì người kinh doanh vận tải phải thông báo cho người thuê vận tải và người nhận hàng biết; người kinh doanh vận tải thỏa thuận lại với người thuê vận tải và người nhận hàng về thời gian nhận giao hàng và chịu mọi chi phí phát sinh, bồi thường do việc không thực hiện đúng hợp đồng vận chuyển;
...
Theo đó, trường hợp phương tiện vận tải phải sửa chữa và không có khả năng giao hàng đúng thời gian thỏa thuận thì người kinh doanh vận tải có trách nhiệm như sau:
- Người kinh doanh vận tải phải thông báo cho người thuê vận tải và người nhận hàng biết;
- Người kinh doanh vận tải thỏa thuận lại với người thuê vận tải và người nhận hàng về thời gian nhận giao hàng và chịu mọi chi phí phát sinh, bồi thường do việc không thực hiện đúng hợp đồng vận chuyển.
Khi phương tiện vận tải hàng hóa bị hỏng dẫn đến giao hàng không đúng thời hạn làm cho hàng hóa hư hỏng thì các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường không?
Tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Bồi thường hàng hóa bị mất mát, hư hỏng
1. Trường hợp hàng hóa hư hỏng, mất mát do lỗi của người kinh doanh vận tải hoặc người xếp dỡ hoặc người bảo quản hàng hóa thì phải bồi thường theo các quy định sau đây:
a) Đối với hàng hóa có khai giá trị trong giấy vận chuyển, bồi thường theo giá trị đã khai; trường hợp người kinh doanh vận tải chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị đã khai thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế.
b) Đối với hàng hóa không khai giá trị trong giấy vận chuyển, bồi thường theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại trong khu vực nơi trả hàng;
c) Theo mức do hai bên thỏa thuận.
Căn cứ quy định trên, trong trường hợp phương tiện vận tải hàng hóa bị hỏng dẫn đến giao hàng không đúng thời hạn mà làm cho hàng hóa hư hỏng thì các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường.
Trường hợp hàng hóa được chuyển hàng hóa sang phương tiện khác để tiếp tục giao hàng thì người kinh doanh vận tải có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Trường hợp do lỗi của người kinh doanh vận tải
...
2. Trường hợp phương tiện đang hành trình nếu bị hỏng, không tiếp tục hành trình được, thuyền trưởng phải tìm mọi biện pháp đưa phương tiện, hàng hóa tới cảng, bến gần nhất bảo đảm an toàn, thông báo cho người kinh doanh vận tải biết và thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Nếu phương tiện phải sửa chữa và vẫn có khả năng giao hàng đúng thời gian thỏa thuận thì người kinh doanh vận tải phải có trách nhiệm thông báo cho người thuê vận tải và chịu mọi chi phí phát sinh;
b) Nếu phương tiện phải sửa chữa và không có khả năng giao hàng đúng thời gian thỏa thuận thì người kinh doanh vận tải phải thông báo cho người thuê vận tải và người nhận hàng biết; người kinh doanh vận tải thỏa thuận lại với người thuê vận tải và người nhận hàng về thời gian nhận giao hàng và chịu mọi chi phí phát sinh, bồi thường do việc không thực hiện đúng hợp đồng vận chuyển;
c) Nếu phải chuyển hàng hóa sang phương tiện khác, người kinh doanh vận tải phải thông báo cho người thuê vận tải và người nhận hàng biết; người kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho khối lượng, chất lượng hàng hóa trong quá trình chuyển đổi phương tiện, mọi chi phí phát sinh, hậu quả pháp lý người kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu theo hợp đồng và theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trường hợp hàng hóa được chuyển hàng hóa sang phương tiện vận tải khác thì người kinh doanh vận tải có trách nhiệm như sau:
- Người kinh doanh vận tải phải thông báo cho người thuê vận tải và người nhận hàng biết;
- Người kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho khối lượng, chất lượng hàng hóa trong quá trình chuyển đổi phương tiện;
- Mọi chi phí phát sinh, hậu quả pháp lý người kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu theo hợp đồng và theo quy định của pháp luật.
Châu Văn Trọng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?