Khi tham gia tố tụng cạnh tranh, người giám định có được đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng cạnh tranh không?
- Khi tham gia tố tụng cạnh tranh, người giám định có cần phải có kiến thức lĩnh vực cần giám định không?
- Khi tham gia tố tụng cạnh tranh, người giám định có được đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng cạnh tranh không?
- Trường hợp nào người giám định phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi?
Khi tham gia tố tụng cạnh tranh, người giám định có cần phải có kiến thức lĩnh vực cần giám định không?
Căn cứ khoản 1 Điều 70 Luật Cạnh tranh 2018 quy định người giám định như sau:
Người giám định
1. Người giám định là người am hiểu và có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu hoặc được các bên liên quan đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định.
...
Như vậy, khi tham gia tố tụng cạnh tranh, người giám định được hiểu là người am hiểu và có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu.
Hoặc được các bên liên quan đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định.
Người giám định (Hình từ Internet)
Khi tham gia tố tụng cạnh tranh, người giám định có được đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng cạnh tranh không?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 70 Luật Cạnh tranh 2018 quy định người giám định như sau:
Người giám định
...
2. Người giám định có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a. Được đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu cơ quan, tổ chức, người trưng cầu giám định, người đề nghị giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;
b. Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng cạnh tranh về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
c. Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;
d. Phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan trưng cầu giám định, người đề nghị giám định biết về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp không đủ hoặc không sử dụng được cho việc giám định;
đ. Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại cơ quan trưng cầu giám định, người đề nghị giám định cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
e. Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định; không tiếp xúc riêng với những người tham gia tố tụng cạnh tranh khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định; không thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ cơ quan tiến hành tố tụng, người đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định;
g. Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng hoặc kết luận giám định sai sự thật hoặc khi được cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
...
Đối chiếu quy định trên, khi tham gia tố tụng cạnh tranh, người giám định có quyền và nghĩa vụ nêu trên.
Do đó, khi tham gia tố tụng cạnh tranh, người giám định có quyền đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng cạnh tranh về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định.
Trường hợp nào người giám định phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi?
Theo khoản 4 Điều 70 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:
Người giám định
...
4. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Là bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc là người thân thích của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ việc cạnh tranh;
c) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ.
Như vậy, người giám định phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong các trường hợp sau đây:
- Là bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc là người thân thích của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ việc cạnh tranh.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tố tụng cạnh tranh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?