Thế nào là tố tụng cạnh tranh? Chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh được xác định như thế nào?
Thế nào là tố tụng cạnh tranh?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 thì Tố tụng cạnh tranh được hiểu là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.
Ngoài ra, khoản 9 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 thì vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị điều tra, xử lý theo quy định của Luật này, bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
Thế nào là tố tụng cạnh tranh? Chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh được xác định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 56 Luật Cạnh tranh 2018 quy định nội dung về chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh như sau:
Chứng cứ
1. Chứng cứ là những gì có thật, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, doanh nghiệp có hành vi vi phạm và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ việc cạnh tranh.
2. Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
a) Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử;
b) Vật chứng;
c) Lời khai, lời trình bày của người làm chứng;
d) Lời khai, lời trình bày, giải trình của bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc tổ chức, cá nhân liên quan;
đ) Kết luận giám định;
e) Biên bản trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;
g) Tài liệu, đồ vật khác hoặc nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc xác định chứng cứ được quy định như sau:
a) Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có thẩm quyền cung cấp, xác nhận;
b) Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó;
c) Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
d) Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc;
đ) Lời khai, lời trình bày của người làm chứng; lời khai, lời trình bày, giải trình của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra hoặc của tổ chức, cá nhân có liên quan được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác lưu trữ âm thanh, hình ảnh quy định tại điểm a và điểm b khoản này hoặc khai bằng lời tại phiên điều trần;
e) Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh phải là những gì có thật, có thể dùng làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh phải được xác định từ các nguồn như sau:
+ Tài liệu đọc được: Bản chính, bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan có thẩm quyền xác nhận
+ Tài liệu nghe được: Được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu.
+ Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức được pháp luật quy định về giao dịch điện tử.
+ Vật chứng là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
+ Lời khai, lời trình bày của người làm chứng; lời khai, lời trình bày, giải trình của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra hoặc của tổ chức, cá nhân có liên quan được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác lưu trữ âm thanh, hình ảnh hoặc khai bằng lời tại phiên điều trần;
+ Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.
Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh là những cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 58 Luật Cạnh tranh 2018, cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh gồm:
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
- Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
- Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
- Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
Đồng thời, Người tiến hành tố tụng cạnh tranh được quy định tại Điều 58 Luật Cạnh tranh 2018 bao gồm:
- Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
- Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
- Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
- Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
- Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
- Điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
- Thư ký phiên điều trần.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tố tụng cạnh tranh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?