Khi thực hiện phong tỏa tài sản thế chấp thì bên vay chứng khoán có được cấp giấy xác nhận phong tỏa không?
- Khi thực hiện phong tỏa tài sản thế chấp thì bên vay chứng khoán có được cấp giấy xác nhận phong tỏa không?
- Việc giải tỏa tài sản thế chấp của bên vay chứng khoán được thực hiện tại thời điểm nào khi đã hoàn trả chứng khoán?
- Bên vay chứng khoán có được phép hoàn trả toàn bộ khoản vay bằng tiền không?
Khi thực hiện phong tỏa tài sản thế chấp thì bên vay chứng khoán có được cấp giấy xác nhận phong tỏa không?
Căn cứ Điều 21 Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021 quy định về việc phong tỏa tài sản thế chấp như sau:
Phong tỏa tài sản thế chấp
1. Chứng khoán dùng làm tài sản thế chấp được VSD chuyển từ tài khoản chứng khoán giao dịch sang tài khoản chứng khoán ký quỹ đảm bảo khoản vay của bên vay tại VSD ngay sau khi thỏa thuận vay/cho vay được xác lập trên hệ thống SBL.
2. Tiền dùng làm tài sản thế chấp được phong tỏa trên tài khoản tiền gửi của bên vay mở tại Ngân hàng thanh toán trước khi thỏa thuận vay/cho vay được xác lập trên hệ thống SBL căn cứ vào thông báo của VSD gửi Ngân hàng thanh toán (Mẫu 15A/SBL của Quy chế này).
3. Sau khi thực hiện phong tỏa tài sản thế chấp theo quy định tại khoản 1,2 Điều này, VSD gửi bên vay thông qua cổng giao tiếp điện tử “Giấy xác nhận chuyển khoản phong tỏa chứng khoán thế chấp” (Mẫu 16/SBL của Quy chế này) đối với trường hợp tài sản thế chấp là chứng khoán và “Xác nhận phong tỏa tiền” của Ngân hàng thanh toán (Mẫu 17/SBL của Quy chế này) đối với trường hợp tài sản thế chấp là tiền. Chứng từ gốc được gửi tới TVLK/TCMTKTT liên quan trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày hiệu lực hạch toán.
Như vậy, ngay sau khi thỏa thuận xong về việc vay chứng khoán được xác lập trên hệ thống SBL thì tài sản thể chấp để vay chứng khoán sẽ được Trung tâm Lưu ký chứng khoán phong tỏa,
Sau khi thực hiện phong tỏa tài sản thế chấp, Trung tâm Lưu ký chứng khoán gửi bên vay thông qua cổng giao tiếp điện tử “Giấy xác nhận chuyển khoản phong tỏa chứng khoán thế chấp”đối với trường hợp tài sản thế chấp là chứng khoán và “Xác nhận phong tỏa tiền” của Ngân hàng thanh toán đối với trường hợp tài sản thế chấp là tiền.
Chứng từ gốc được gửi tới Thành viên lưu ký/Tổ chức mở tài khoản trực tiếp liên quan trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày hiệu lực hạch toán.
Khi thực hiện phong tỏa tài sản thế chấp thì bên vay chứng khoán có được cấp giấy xác nhận phong tỏa không? (Hình từ Internet)
Việc giải tỏa tài sản thế chấp của bên vay chứng khoán được thực hiện tại thời điểm nào khi đã hoàn trả chứng khoán?
Căn cứ Điều 22 Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021 quy định về việc việc giải tỏa tài sản thế chấp như sau:
Giải tỏa tài sản thế chấp
1. Tài sản thế chấp được giải tỏa ngay sau khi VSD hoàn tất xử lý hồ sơ hoàn trả khoản vay của bên vay. Bên vay gửi VSD hồ sơ đề nghị giải tỏa tài sản thế chấp gồm:
a. Tài liệu chứng minh đã hoàn trả tiền lãi khoản vay cho bên cho vay hoặc văn bản đề nghị VSD khấu trừ giá trị tương ứng lãi khoản vay từ giá trị tài sản thế chấp bằng tiền để trả cho bên cho vay và tài liệu chứng minh đã thanh toán lợi ích vật chất phát sinh (nếu có) đến chứng khoán cho vay;
b. Yêu cầu giải tỏa tài sản thế chấp (Mẫu 18/SBL của Quy chế này).
2. Chứng khoán thế chấp được chuyển khoản từ tài khoản chứng khoán ký quỹ đảm bảo khoản vay của bên vay sang tài khoản chứng khoán giao dịch của chính thành viên đó. VSD thông báo cho Ngân hàng thanh toán thực hiện giải tỏa tiền thế chấp (nếu có) trên tài khoản tiền gửi thanh toán của TVLK/TCMTKTT tại Ngân hàng (Mẫu 15B/SBL, 15C/SBL của Quy chế này).
3. Sau khi thực hiện giải tỏa tài sản thế chấp theo quy định tại khoản 2 Điều này, VSD gửi bên vay thông qua cổng giao tiếp điện tử “Giấy xác nhận chuyển khoản giải tỏa chứng khoán thế chấp” (Mẫu 19A/SBL, 19B/SBL của Quy chế này) đối với trường hợp tài sản thế chấp là chứng khoán và “Xác nhận giải tỏa tiền” của Ngân hàng thanh toán (Mẫu 20A/SBL, 20B/SBL của Quy chế này) đối với trường hợp tài sản thế chấp là tiền. Chứng từ gốc được gửi tới TVLK/TCMTKTT liên quan trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày hiệu lực trên chứng từ hạch toán.
Theo đó, tài sản thế chấp được giải tỏa ngay sau khi Trung tâm Lưu ký chứng khoán hoàn tất xử lý hồ sơ hoàn trả khoản vay của bên vay. Bên vay gửi Trung tâm Lưu ký chứng khoán hồ sơ đề nghị giải tỏa tài sản thế chấp gồm:
- Tài liệu chứng minh đã hoàn trả tiền lãi khoản vay cho bên cho vay hoặc văn bản đề nghị VSD khấu trừ giá trị tương ứng lãi khoản vay từ giá trị tài sản thế chấp bằng tiền để trả cho bên cho vay và tài liệu chứng minh đã thanh toán lợi ích vật chất phát sinh (nếu có) đến chứng khoán cho vay;
- Yêu cầu giải tỏa tài sản thế chấp (Mẫu 18/SBL tải về).
Bên vay chứng khoán có được phép hoàn trả toàn bộ khoản vay bằng tiền không?
Căn cứ Điều 7 Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021 quy định về việc hoàn trả khoản vay chứng khoán như sau:
Hoàn trả khoản vay
....
4. Trình tự, thủ tục hoàn trả khoản vay:
a. Hoàn trả toàn bộ bằng chứng khoán cho vay:
Bên vay gửi VSD hồ sơ hoàn trả chứng khoán vay bao gồm các tài liệu sau:
i. Giấy đề nghị chuyển trả chứng khoán cho bên cho vay (Mẫu 03A/SBL, 03B/SBL của Quy chế này);
ii. Biên bản thanh lý hợp đồng giữa các bên vay và cho vay và TVLK đại diện cho bên cho vay (nếu có);
iii. Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán (Mẫu 04/SBL của Quy chế này) (03bản).
Đồng thời, bên vay đăng nhập thông tin hoàn trả và/hoặc tất toán hợp đồng vay, cho vay trên hệ thống SBL (Mẫu 05/SBL của Quy chế này).
b. Hoàn trả toàn bộ hoặc một phần bằng tiền:
i. Các bên tự thỏa thuận trong biên bản thanh lý hợp đồng vay/cho vay giá trị bằng tiền quy đổi từ chứng khoán cho vay nhưng không được thấp hơn giá trị chứng khoán cho vay tại ngày hoàn trả được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều 5.
ii. Biên bản thanh lý hợp đồng vay/cho vay chứng khoán được gửi tới VSD trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày các bên ký Biên bản. Trường hợp hoàn trả một phần bằng tiền, bên vay gửi kèm theo Biên bản thanh lý hợp đồng vay/cho vay chứng khoán các tài liệu quy định tại tiết i,iii điểm a khoản này.
Đồng thời, bên vay đăng nhập thông tin hoàn trả và/hoặc tất toán hợp đồng vay, cho vay trên hệ thống SBL (Mẫu 05/SBL của Quy chế này).
c. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, VSD xử lý hồ sơ hoàn trả chứng khoán cho vay và hạch toán theo quy định tại Điều 20 Quy chế này.
Theo quy định trên thì bên vay chứng khoán được phép hoàn trả toàn bộ khoản vay chứng khoán bằng tiền.
Việc hoàn trả toàn bộ khoản vay chứng khoán bằng tiền được thực hiện như sau:
- Các bên tự thỏa thuận trong biên bản thanh lý hợp đồng vay/cho vay giá trị bằng tiền quy đổi từ chứng khoán cho vay nhưng không được thấp hơn giá trị chứng khoán cho vay ban đầu.
- Biên bản thanh lý hợp đồng vay/cho vay chứng khoán được gửi tới Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày các bên ký Biên bản.
- Đồng thời, bên vay đăng nhập thông tin hoàn trả và/hoặc tất toán hợp đồng vay, cho vay trên hệ thống SBL (Mẫu 05/SBL tải về).
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phong tỏa tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Gia hạn thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có phải thực hiện thủ tục niêm yết giá không?
- Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?