Khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật thì luật sư của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được hưởng thù lao bao nhiêu?
- Khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật thì luật sư của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được hưởng thù lao bao nhiêu?
- Khi đề nghị thanh toán thù lao thì luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật cần gửi những giấy tờ gì?
- Xác định số lượng luật sư dự kiến ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý dựa trên những căn cứ nào?
Khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật thì luật sư của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được hưởng thù lao bao nhiêu?
Thù lao đối với luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật được quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 144/2017/NĐ-CP như sau:
Thù lao, bồi dưỡng và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý
...
3. Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng được hưởng mức bồi dưỡng bằng 40% mức thù lao áp dụng đối với luật sư quy định tại khoản 1 Điều này, được hưởng mức bồi dưỡng bằng 20% mức thù lao áp dụng đối với luật sư khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức đại diện ngoài tố tụng theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật theo phân công của Lãnh đạo Trung tâm, luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao từ 0,08 - 0,15 mức lương cơ sở/01 văn bản tư vấn pháp luật tùy tính chất phức tạp và nội dung của vụ việc.
5. Ngoài thù lao, bồi dưỡng vụ việc quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, khi thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cần có thời gian thu thập chứng cứ hoặc xác minh làm rõ vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý còn được thanh toán chi phí phát sinh thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý như sau:
a) Các khoản phí phải nộp theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các chi phí hành chính khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý.
...
Theo quy định, khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật theo phân công của Lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao từ 0,08 - 0,15 mức lương cơ sở/01 văn bản tư vấn pháp luật tùy tính chất phức tạp và nội dung của vụ việc.
Mức lương cơ sở hiện nay theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 đồng/tháng.
Như vậy, luật sư sẽ được hưởng mức thù lao từ 144.000 đồng đến 270.000 đồng//01 văn bản tư vấn pháp luật tùy tính chất phức tạp và nội dung của vụ việc.
Khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật thì luật sư của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được hưởng thù lao bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Khi đề nghị thanh toán thù lao thì luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật cần gửi những giấy tờ gì?
Giấy tờ đề nghị thanh toán thù lao thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2017/NĐ-CP như sau:
Thủ tục đề nghị thanh toán thù lao, bồi dưỡng và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý
...
a) Bảng kê công việc đã thực hiện theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành có xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi người thực hiện trợ giúp pháp lý đến làm việc hoặc gặp gỡ;
b) Bảng kê chi phí thực hiện trợ giúp pháp lý kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định hiện hành về tài chính.
3. Đối với đề nghị thanh toán vụ việc tư vấn pháp luật, luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý gửi Trung tâm hoặc Chi nhánh văn bản tư vấn pháp luật.
4. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý khi đề nghị thanh toán vụ việc trợ giúp pháp lý theo buổi làm việc hoặc theo khoán chi vụ việc gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi ký hợp đồng các giấy tờ sau:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này;
b) Văn bản đề nghị thanh toán.
...
Như vậy, theo quy định, khi đề nghị thanh toán thù lao thì luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật gửi Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước văn bản tư vấn pháp luật.
Xác định số lượng luật sư dự kiến ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý dựa trên những căn cứ nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 08/2017/TT-BTP thì việc xác định số lượng luật sư dự kiến ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được dựa trên các căn cứ sau đây:
(1) Căn cứ vào nguồn lực trợ giúp pháp lý tại địa phương;
(2) Kết quả thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của năm trước;
(3) Số lượng trợ giúp viên pháp lý, số lượng luật sư đã ký hợp đồng;
(4) Số lượng vụ án được xét xử của năm trước;
(5) Tổng số người được trợ giúp pháp lý;
(6) Biến động của dân số địa phương;
(7) Các nội dung khác có tác động tới công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ giúp pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?