Khi tiến hành thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì cơ quan nhà nước có quyền thuê chuyên gia đánh giá để phối hợp trong công tác thanh tra không?
- Công tác thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện nay do cơ quan nhà nước nào thực hiện?
- Khi tiến hành thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì cơ quan nhà nước có quyền thuê chuyên gia đánh giá để phối hợp trong công tác thanh tra không?
- Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm có những quyền hạn gì trong công tác thanh tra?
Công tác thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện nay do cơ quan nhà nước nào thực hiện?
Căn cứ Điều 151 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xây dựng chiến lược, đề án và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;
b) Thực hiện thống kê, dự báo về thị trường bảo hiểm;
c) Giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giám sát hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
d) Giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thông qua doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
e) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó, việc thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện nay sẽ do Bộ Tài chính thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
Thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Hình từ Internet)
Khi tiến hành thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì cơ quan nhà nước có quyền thuê chuyên gia đánh giá để phối hợp trong công tác thanh tra không?
Căn cứ Điều 154 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:
Thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm.
2. Khi xét thấy cần thiết, để thực hiện thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm, cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này có quyền thuê tổ chức kiểm toán độc lập, công ty tư vấn hoặc chuyên gia đánh giá, có ý kiến về chuyên môn đối với một số nội dung có dấu hiệu ảnh hưởng tới sự an toàn, lành mạnh của đối tượng thanh tra khi xét thấy cần thiết bao gồm:
a) Dự phòng nghiệp vụ;
b) Khả năng thanh toán;
c) Tái bảo hiểm;
d) Đầu tư;
đ) Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm, phân chia thặng dư;
e) Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.
3. Tổ chức kiểm toán độc lập, công ty tư vấn hoặc chuyên gia được thuê chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của số liệu, tài liệu đánh giá, ý kiến về các nội dung đưa ra.
4. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra.
Từ quy định trên thì cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Bộ Tài chính) có quyền thuê chuyên gia đánh giá để có ý kiến về chuyên môn đối với một số nội dung có dấu hiệu ảnh hưởng tới sự an toàn, lành mạnh của đối tượng thanh tra khi xét thấy cần thiết bao gồm:
(1) Dự phòng nghiệp vụ;
(2) Khả năng thanh toán;
(3) Tái bảo hiểm;
(4) Đầu tư;
(5) Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm, phân chia thặng dư;
(6) Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.
Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm có những quyền hạn gì trong công tác thanh tra?
Theo Điều 153 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm có một số quyền hạn sau:
(1) Yêu cầu các cổ đông, thành viên góp vốn, người quản lý, người kiểm soát, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm giải thích và cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra;
(2) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu đó hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, đến làm việc liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra;
(3) Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, công ty quản lý quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu thực hiện các hành vi:
- Hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
- Hành vi vi phạm các quy định về tỷ lệ an toàn vốn, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, an toàn tài chính, khả năng thanh toán quy định tại các Điều 95 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Điều 99 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Điều 100 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Điều 109 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và Điều 110 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?